Tôn Vânh
Với số lượng đông chưa từng có, cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã có 1 cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất tại Đông Âu. Ba Lan cũng là nơi có người Việt tuyệt thực để chống Trung Quốc.
Cuộc biểu tình 18 tháng 5 tại Ba Lan được dự báo ít ngày sau sự kiện truyền thông trong nước loan tải giàn khoan HD981 của Trung Quốc đã dừng trên lãnh hải Việt Nam.Cuộc biểu tình được gọi là sự kiện độc lập của một cá nhân khởi xướng, ông Ngô Hoàng Minh. Ông tuyên bố cuộc biểu tình do ông đứng ra tổ chức không liên quan tới bất cứ hội đoàn nào và khuyến khích các thành phần thuộc những chính kiến khác nhau cùng tham gia. Thông báo về sự kiện ngay sau đó được loan tải trên mạng xã hội và được đông đảo người Việt hưởng ứng. Người chủ trì cuộc biểu tình cũng gọi đây là “sự hình thành xã hội dân sự của người Việt tại Ba Lan” (http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4200).
Trang sự kiện trên facebook https://www.facebook.com/events/757470034303364/?ref_notif_type=plan_mall_activity&source=1 trở thành trang thông tin chính thức duy nhất của cuộc biểu tình, với lời kêu gọi bằng tiếng Việt và tiếng Ba Lan muốn „Trung Quốc phải nhanh chóng rời giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam và chấm dứt các hành động tương tự trong tương lai”. Cùng lúc đó, ban tổ chức được hình thành một cách tự phát, với hai nhân vật trẻ tuổi là cô Nguyễn Thái Linh, dịch giả văn học Ba Lan, chuyên viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và anh Phan Châu Thành, thuộc thế hệ 1,5 - ra đời tại Việt Nam, nhập cư Ba Lan từ nhỏ.
Tranh cãi Đông Âu tính
Tuy có tuyên bố chấp nhận mọi khẩu hiệu và sắc cờ nhưng rồi trên trang facebook của sự kiện, một cuộc tranh luận kết thúc chóng vánh khi có đề nghị ghi nhớ hình ảnh của những tù nhân lương tâm bị nhà nước Việt Nam cầm tù vì chống Trung Quốc. Đề đạt này bị cho là „phản lô-gic của cuộc tuần hành chống Trung Quốc..”. Ban tổ chức sau đó ra một thông báo yêu cầu tập trung cho nội dung chính của cuộc biểu tình là phản đối Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”…Một đề tài khác thể hiện „Đông Âu tính”, nhanh chóng gây chú ý với cộng đồng người Việt Tây Âu là việc lá cờ. Có ý kiến cho rằng, ngoài những yếu tố hòa giải thì nếu không hạn chế cờ đỏ, cuộc biểu tình sẽ gây quan ngại với người bản xứ, vốn liên tưởng trực tiếp cờ đỏ với chế độ cộng sản dẫn tới ác cảm về cộng đồng người Việt. Nỗ lực „làm loãng” cờ đỏ có thể thấy khi ban tổ chức chủ động bổ xung cờ Ba Lan và EU cùng bóng bay in hình bồ câu.
Hứng khởi lần đầu
Ngoài những tranh luận đôi khi căng thẳng chỉ có trên mạng facebook, cộng đồng người Việt có vẻ như không có các cuộc „bàn lui”. Tại các khu tập trung người Việt buôn bán, khẩu hiệu chống Trung Quốc được trưng lên rõ nét, các cuộc nói chuyện cũng mang đầy khí thế của những người lần đầu cảm thấy nhất thiết „phải biểu tình”. Trước đây, cộng đồng người Việt tai Ba Lan chỉ được chứng kiến biểu tình chống chủ chợ o ép người thuê quầy, hoặc một số cuộc biểu tình của phe „chống cộng” thi thoảng được nhắc tới. Nhiều gia đình đã đưa cả con em đi dự khiến số người tham gia trước cửa đại sứ quán Trung Quốc lên tới gần 4000 theo thông báo của ban tổ chức lấy thông tin từ cảnh sát. Có thể nhận thấy bầu không khí hân hoan trước một sự kiện nối kết nhiều thế hệ, với các khẩu hiệu được nhiệt tình hô to bằng tiếng Việt, Anh, Ba Lan: „Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”, „đả đảo Trung Quốc xâm lươc”, „Trung Quốc hãy cút khỏi biển Việt Nam”, „chúng tôi muốn hòa bình không muốn chiến tranh”…
Đặc biệt Tổng biên tập trang Đàn Chim Việt tại Ba Lan, chị Mạc Việt Hồng mặc chiếc áo No-U duy nhất trong khối người biểu tình.
Một số người Ba Lan cũng đã tham gia cuộc biểu tình và hăng hái phát biểu ủng hộ Việt Nam độc lập với Trung Quốc. Truyền hình TVN ghi nhận lời một thanh niên Ba Lan: „Vác-sa-va tự do và Ba Lan tự do xin chào dân tộc Việt Nam. Người Ba Lan chúng tôi hiểu thế nào là tự do, hòa bình và công lý, chúng tôi sẽ luôn sát cánh với bên yếm thế”. Được biết ngoài truyền hình TVN có bàihttp://tvnwarszawa.tvn24.pl/informacje,news,rece-precz-od-wietnamu-protest-przed-ambasada-chin,123329.html, còn 2 cơ quan truyền thông khác của Ba Lan cũng lấy tin.
Đoàn người diễu hành tới thành cổ Warszawa để kết thúc cuộc biểu tình sau khi xếp chữ PEACE tại quảng trường cổ kính. Trên đường tuần hành, nhiều bạn sinh viên đã phát nhiều ngàn tờ rơi có „bản đồ xâm lăng” cùng bài viết lý giải về xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Bên lề
Một vài người nói trên mạng xã hội và trong các cuộc nói chuyện riêng thổ lộ không tham gia tuần hành chống Trung Quốc khi không được nói chuyện nhân quyền chống cộng sản Việt Nam. Một số khác thì nói „không mang cờ gì” nhưng vẫn chấp nhận hòa cùng đoàn biểu tình nhiều cờ đỏ. Một thanh niên dáng vẻ người lao động thì nói một câu ngộ nghĩnh trên facebook của mình, rằng anh „cầm cờ cộng sản đi biểu tình rất khó chịu, đến nơi chỉ chụp cho mình một kiểu, bạn mình một kiểu làm kỉ niệm”. Một cuộc biểu tình hiếm hoi cũng đã được thực hiện ở nơi ít người biết nhất – trong trại giam người nhập cư bất hợp pháp tại một tỉnh lẻ xa xôi. Biểu ngữ „Trung Quốc cút khỏi Việt Nam” đã được dán trong tất cả các phòng giam có người Việt. Quyết liệt nhất là 3 thanh niên, dẫu đang trong tình trạng hành chính bi đát sắp tới ngày trục xuất, đã tuyệt thực trong ngày để tỏ rõ thái độ với Trung Quốc. Đây là lần thứ 2 nhóm người Việt này tuyệt thực. Trước đó, họ tuyệt thực để phản đối việc biên phòng Ba Lan ép họ có cuộc tiếp xúc bất đắc dĩ với an ninh Việt Nam trong trại khiến nguy cơ bị trục xuất của họ tăng cao.
Dư âm của cuộc biểu tình là các đánh giá tích cực của những người tham gia. Cảnh sát Ba Lan cũng được nói đã hoàn thành nhiệm vụ mà không phải can thiệp. Câu hỏi liệu cuộc biểu tình „có phải quốc doanh” tuy khá thường trực với những người đồng hương quan sát từ xa, nhưng lại là những câu hỏi cần lý giải khá nhiều trong thực tế Đông Âu. Cũng như nhiều người Việt ở các nước „anh em” cũ, người biểu tình hôm nay tin rằng họ nhuộm đỏ một mảng đường thành cổ Ba Lan nhưng họ „không phải cộng sản”. Họ „phi chính trị” nên họ chỉ khẳng định họ „là người Việt Nam” qua màu đỏ sao vàng. Họ rất hội nhập với văn hóa lịch sử Ba Lan nhưng họ có „bản sắc riêng”. Họ cũng không có liên hệ sắc cờ của họ với hiện tượng người Việt trong nước cũng biểu tình mà bị đánh đập, dù có mang theo cờ đỏ sao vàng hay không.
Tôn Vân Anh
Với số lượng đông chưa từng có, cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã có 1 cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất tại Đông Âu. Ba Lan cũng là nơi có người Việt tuyệt thực để chống Trung Quốc.
Cuộc biểu tình 18 tháng 5 tại Ba Lan được dự báo ít ngày sau sự kiện truyền thông trong nước loan tải giàn khoan HD981 của Trung Quốc đã dừng trên lãnh hải Việt Nam.Cuộc biểu tình được gọi là sự kiện độc lập của một cá nhân khởi xướng, ông Ngô Hoàng Minh. Ông tuyên bố cuộc biểu tình do ông đứng ra tổ chức không liên quan tới bất cứ hội đoàn nào và khuyến khích các thành phần thuộc những chính kiến khác nhau cùng tham gia. Thông báo về sự kiện ngay sau đó được loan tải trên mạng xã hội và được đông đảo người Việt hưởng ứng. Người chủ trì cuộc biểu tình cũng gọi đây là “sự hình thành xã hội dân sự của người Việt tại Ba Lan” (http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4200).
Trang sự kiện trên facebook https://www.facebook.com/events/757470034303364/?ref_notif_type=plan_mall_activity&source=1 trở thành trang thông tin chính thức duy nhất của cuộc biểu tình, với lời kêu gọi bằng tiếng Việt và tiếng Ba Lan muốn „Trung Quốc phải nhanh chóng rời giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam và chấm dứt các hành động tương tự trong tương lai”. Cùng lúc đó, ban tổ chức được hình thành một cách tự phát, với hai nhân vật trẻ tuổi là cô Nguyễn Thái Linh, dịch giả văn học Ba Lan, chuyên viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và anh Phan Châu Thành, thuộc thế hệ 1,5 - ra đời tại Việt Nam, nhập cư Ba Lan từ nhỏ.
Tranh cãi Đông Âu tính
Tuy có tuyên bố chấp nhận mọi khẩu hiệu và sắc cờ nhưng rồi trên trang facebook của sự kiện, một cuộc tranh luận kết thúc chóng vánh khi có đề nghị ghi nhớ hình ảnh của những tù nhân lương tâm bị nhà nước Việt Nam cầm tù vì chống Trung Quốc. Đề đạt này bị cho là „phản lô-gic của cuộc tuần hành chống Trung Quốc..”. Ban tổ chức sau đó ra một thông báo yêu cầu tập trung cho nội dung chính của cuộc biểu tình là phản đối Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”…Một đề tài khác thể hiện „Đông Âu tính”, nhanh chóng gây chú ý với cộng đồng người Việt Tây Âu là việc lá cờ. Có ý kiến cho rằng, ngoài những yếu tố hòa giải thì nếu không hạn chế cờ đỏ, cuộc biểu tình sẽ gây quan ngại với người bản xứ, vốn liên tưởng trực tiếp cờ đỏ với chế độ cộng sản dẫn tới ác cảm về cộng đồng người Việt. Nỗ lực „làm loãng” cờ đỏ có thể thấy khi ban tổ chức chủ động bổ xung cờ Ba Lan và EU cùng bóng bay in hình bồ câu.
Hứng khởi lần đầu
Ngoài những tranh luận đôi khi căng thẳng chỉ có trên mạng facebook, cộng đồng người Việt có vẻ như không có các cuộc „bàn lui”. Tại các khu tập trung người Việt buôn bán, khẩu hiệu chống Trung Quốc được trưng lên rõ nét, các cuộc nói chuyện cũng mang đầy khí thế của những người lần đầu cảm thấy nhất thiết „phải biểu tình”. Trước đây, cộng đồng người Việt tai Ba Lan chỉ được chứng kiến biểu tình chống chủ chợ o ép người thuê quầy, hoặc một số cuộc biểu tình của phe „chống cộng” thi thoảng được nhắc tới. Nhiều gia đình đã đưa cả con em đi dự khiến số người tham gia trước cửa đại sứ quán Trung Quốc lên tới gần 4000 theo thông báo của ban tổ chức lấy thông tin từ cảnh sát. Có thể nhận thấy bầu không khí hân hoan trước một sự kiện nối kết nhiều thế hệ, với các khẩu hiệu được nhiệt tình hô to bằng tiếng Việt, Anh, Ba Lan: „Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”, „đả đảo Trung Quốc xâm lươc”, „Trung Quốc hãy cút khỏi biển Việt Nam”, „chúng tôi muốn hòa bình không muốn chiến tranh”…
Đặc biệt Tổng biên tập trang Đàn Chim Việt tại Ba Lan, chị Mạc Việt Hồng mặc chiếc áo No-U duy nhất trong khối người biểu tình.
Một số người Ba Lan cũng đã tham gia cuộc biểu tình và hăng hái phát biểu ủng hộ Việt Nam độc lập với Trung Quốc. Truyền hình TVN ghi nhận lời một thanh niên Ba Lan: „Vác-sa-va tự do và Ba Lan tự do xin chào dân tộc Việt Nam. Người Ba Lan chúng tôi hiểu thế nào là tự do, hòa bình và công lý, chúng tôi sẽ luôn sát cánh với bên yếm thế”. Được biết ngoài truyền hình TVN có bàihttp://tvnwarszawa.tvn24.pl/informacje,news,rece-precz-od-wietnamu-protest-przed-ambasada-chin,123329.html, còn 2 cơ quan truyền thông khác của Ba Lan cũng lấy tin.
Đoàn người diễu hành tới thành cổ Warszawa để kết thúc cuộc biểu tình sau khi xếp chữ PEACE tại quảng trường cổ kính. Trên đường tuần hành, nhiều bạn sinh viên đã phát nhiều ngàn tờ rơi có „bản đồ xâm lăng” cùng bài viết lý giải về xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Bên lề
Một vài người nói trên mạng xã hội và trong các cuộc nói chuyện riêng thổ lộ không tham gia tuần hành chống Trung Quốc khi không được nói chuyện nhân quyền chống cộng sản Việt Nam. Một số khác thì nói „không mang cờ gì” nhưng vẫn chấp nhận hòa cùng đoàn biểu tình nhiều cờ đỏ. Một thanh niên dáng vẻ người lao động thì nói một câu ngộ nghĩnh trên facebook của mình, rằng anh „cầm cờ cộng sản đi biểu tình rất khó chịu, đến nơi chỉ chụp cho mình một kiểu, bạn mình một kiểu làm kỉ niệm”. Một cuộc biểu tình hiếm hoi cũng đã được thực hiện ở nơi ít người biết nhất – trong trại giam người nhập cư bất hợp pháp tại một tỉnh lẻ xa xôi. Biểu ngữ „Trung Quốc cút khỏi Việt Nam” đã được dán trong tất cả các phòng giam có người Việt. Quyết liệt nhất là 3 thanh niên, dẫu đang trong tình trạng hành chính bi đát sắp tới ngày trục xuất, đã tuyệt thực trong ngày để tỏ rõ thái độ với Trung Quốc. Đây là lần thứ 2 nhóm người Việt này tuyệt thực. Trước đó, họ tuyệt thực để phản đối việc biên phòng Ba Lan ép họ có cuộc tiếp xúc bất đắc dĩ với an ninh Việt Nam trong trại khiến nguy cơ bị trục xuất của họ tăng cao.
Dư âm của cuộc biểu tình là các đánh giá tích cực của những người tham gia. Cảnh sát Ba Lan cũng được nói đã hoàn thành nhiệm vụ mà không phải can thiệp. Câu hỏi liệu cuộc biểu tình „có phải quốc doanh” tuy khá thường trực với những người đồng hương quan sát từ xa, nhưng lại là những câu hỏi cần lý giải khá nhiều trong thực tế Đông Âu. Cũng như nhiều người Việt ở các nước „anh em” cũ, người biểu tình hôm nay tin rằng họ nhuộm đỏ một mảng đường thành cổ Ba Lan nhưng họ „không phải cộng sản”. Họ „phi chính trị” nên họ chỉ khẳng định họ „là người Việt Nam” qua màu đỏ sao vàng. Họ rất hội nhập với văn hóa lịch sử Ba Lan nhưng họ có „bản sắc riêng”. Họ cũng không có liên hệ sắc cờ của họ với hiện tượng người Việt trong nước cũng biểu tình mà bị đánh đập, dù có mang theo cờ đỏ sao vàng hay không.
Tôn Vân Anh