Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, Phóng viên không biên giới cho rằng, bản án nói trên là nhằm « tăng cường sự tự kiểm duyệt và răn đe những người ủng hộ Lê Quốc Quân và những
người làm thông tin độc lập ». Tổ chức Phóng viên không biên giới đặc biệt lên án cách thức tiến hành phiên xử hôm qua, mà chỉ có mẹ và vợ của luật sư Lê Quốc Quân được vào dự, còn hàng trăm người đến ủng hộ ông bị cản trở từ xa. Tổ chức này còn bày tỏ mối quan ngại về tình trạng sức khoẻ của luật sư Lê Quốc Quân, mà đến hôm nay đã tuyệt thực 17 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.
Ông Benjamin Ismail, người đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên không biên giới, tuyên bố là trong những ngày tới, họ sẽ làm đủ mọi cách để tiếng nói của blogger Lê Quốc Quân được lan tỏa nhiều hơn, cụ thể là họ sẽ dịch những bài viết của ông và phổ biến rộng rãi những bài viết này để nhiều người biết đến những vi phạm nhân quyền mà ông lên án.
Trong thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng, cách đây vài ngày, họ đã tìm cách trao bản kiến nghị đòi trả tự do cho các blogger Việt Nam, với hơn 32 ngàn chữ ký, cho Bộ trưởng Văn hóa Việt Nam đang ở Paris, nhưng không đã không thể gặp vị Bộ trưởng này.
Về phản ứng của Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về kết quả phiên xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân. Phát ngôn viên này nhấn mạnh : « Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật về thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam « thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên với tư cách Ngoại truởng Mỹ vào tháng 12/2013, ông John Kerry đã thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.
người làm thông tin độc lập ». Tổ chức Phóng viên không biên giới đặc biệt lên án cách thức tiến hành phiên xử hôm qua, mà chỉ có mẹ và vợ của luật sư Lê Quốc Quân được vào dự, còn hàng trăm người đến ủng hộ ông bị cản trở từ xa. Tổ chức này còn bày tỏ mối quan ngại về tình trạng sức khoẻ của luật sư Lê Quốc Quân, mà đến hôm nay đã tuyệt thực 17 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.
Ông Benjamin Ismail, người đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên không biên giới, tuyên bố là trong những ngày tới, họ sẽ làm đủ mọi cách để tiếng nói của blogger Lê Quốc Quân được lan tỏa nhiều hơn, cụ thể là họ sẽ dịch những bài viết của ông và phổ biến rộng rãi những bài viết này để nhiều người biết đến những vi phạm nhân quyền mà ông lên án.
Trong thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng, cách đây vài ngày, họ đã tìm cách trao bản kiến nghị đòi trả tự do cho các blogger Việt Nam, với hơn 32 ngàn chữ ký, cho Bộ trưởng Văn hóa Việt Nam đang ở Paris, nhưng không đã không thể gặp vị Bộ trưởng này.
Về phản ứng của Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về kết quả phiên xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân. Phát ngôn viên này nhấn mạnh : « Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật về thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam « thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên với tư cách Ngoại truởng Mỹ vào tháng 12/2013, ông John Kerry đã thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.