Tổng thống Ukraina đề nghị bổ nhiệm ông Arseni Iatseniouk, chủ tịch nhóm dân biểu đảng đối lập mà lãnh đạo là cựu thủ tướng Ioulia Timochenko đang bị giam cầm, làm thủ tướng. Vô địch quyền Anh Vitali Klischko, làm Phó thủ tướng đặc trách nhân quyền, một vai trò không được định nghĩa rõ ràng. Tổng thống cũng đề nghị thành lập một « nhóm công tác » thảo luận tu chính Hiến pháp hiện hành, tập trung quá nhiều quyền lực trong tay nguyên thủ quốc gia, trao thực quyền cho quốc hội như yêu cầu của đối lập.
Sau nhiều tuần lễ trấn áp biểu tình bằng bạo lực làm ba người chết tại Kiev, chính quyền Ukraina không ngăn chận được phong trào phản kháng lan ra khắp nước. Đề nghị bất ngờ của Tổng thống Ianoukovitch làm các nhà lãnh đạo đối lập bối rối.
Arseni Iatseniouk tuyên bố « sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ » nhưng ông cũng thận trọng đặt chốt an toàn : không thể tin cậy vào lời hứa của chế độ. Nhà võ sĩ quyền Anh được dân chúng ngưỡng mộ nhất - Vitali Klischko - cũng không từ chối hẵn bàn tay giải hòa của tổng thống nhưng ông nhận định « đây là món quà tẩm độc của Ianoukovitch nhằm chia rẽ phong trào đối lập ».
Trước những người biểu tình ở quảng trường Maiden -Tự do, các lãnh đạo đối lập kêu gọi tiếp tục tranh đấu cho đến khi các yêu sách được thực hiện : Triệu tập bầu cử trước kỳ hạn, hủy bỏ đạo luật chống biểu tình, trả tự do cho cựu Thủ tướng thân châu Âu Ioulia Timochenko.
Từ hầu hết giới chuyên gia chính trị Ukraina cho đến những người tham gia phản kháng, đều nghi ngờ Tổng thống Ianoukovitch sử dụng thủ đoạn chính trị để thoát hiểm.
Andreas Umland, nhà phân tích thuộc Viện nghiên cứu Kiev-Mohyl, được AFP trích dẫn, cảnh báo : « Đề nghị mời lãnh đạo đối lập tham gia chính phủ chỉ là thủ đoạn nhằm chia rẽ phong trào phản kháng chứ không có gì là nghiêm túc ».
Đây cũng là nhận định của cựu Ngoại trưởng Piotr Porochenko.Vị đại gia bỏ rơi Tổng thống Ianoukovitch để gia nhập phong trào phản kháng cho rằng dụng ý của Tổng thống là hy vọng « đối lập sẽ từ chối ».
Trong ván cờ chính trị này, chính quyền Kiev chuẩn bị công luận quốc tế để gia tăng đàn áp hay thực ra là để hạ cánh an toàn ?
Hôm nay, bà Olena Loukach, Bộ trưởng Tư pháp Ukraina, mà cơ quan bị một nhóm biểu tình chiếm đóng, đe dọa sẽ dùng đến biện pháp ban hành « tình trạng khẩn cấp », hàm ý sẽ huy động quân đội.
Theo AFP, thì Tổng thống Ukraina đã mất hết uy tín, bị xem là kẻ bội phản, từ khi ông thay đổi lập lập trường vào giờ chót, không ký vào thỏa thuận làm thành viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu hồi tháng 11/2013. Do vậy, phong trào phản kháng tại Ukraina chỉ muốn vị lãnh đạo thân Nga này ra đi.
Họ cũng không muốn lãnh đạo đối lập tham gia chính phủ vì làm như thế chẳng khác nào tranh đấu vì quyền lợi chính trị cá nhân, trong khi các mục tiêu tái lập dân chủ, bài trừ tham ô, tiến về châu Âu chưa hoàn thành .
Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Alexei Garan trên đài phát thanh Gramadske, Tổng thống Ukraina và phe cánh của ông buộc phải nhượng bộ trước tinh thần quyết liệt của đường phố nay đã lan ra khắp nước. Chiến thuật cuối cùng là chia sẻ một phần quyền lực chính trị cho đối lập với hy vọng có thể tiếp tục ngồi trên ghế tổng thống đến hết nhiệm kỳ 2015, hoặc đàm phán một lối thoát an toàn, không bị truy tố sau này.
Đây là giải pháp tương đối hợp lý nhất và khả thi nhất, theo ông Alexei Garan, trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng hiện nay.
Chờ xem tình hình sẽ diễn tiến như thế nào trong 24 giờ tới đây. Khủng hoảng chính trị Ukraina sẽ là trọng tâm của hai cuộc hẹn : phiên họp Quốc hội Ukraina và Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu với Nga vào ngày mai 28/01/2014.
Sau nhiều tuần lễ trấn áp biểu tình bằng bạo lực làm ba người chết tại Kiev, chính quyền Ukraina không ngăn chận được phong trào phản kháng lan ra khắp nước. Đề nghị bất ngờ của Tổng thống Ianoukovitch làm các nhà lãnh đạo đối lập bối rối.
Arseni Iatseniouk tuyên bố « sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ » nhưng ông cũng thận trọng đặt chốt an toàn : không thể tin cậy vào lời hứa của chế độ. Nhà võ sĩ quyền Anh được dân chúng ngưỡng mộ nhất - Vitali Klischko - cũng không từ chối hẵn bàn tay giải hòa của tổng thống nhưng ông nhận định « đây là món quà tẩm độc của Ianoukovitch nhằm chia rẽ phong trào đối lập ».
Trước những người biểu tình ở quảng trường Maiden -Tự do, các lãnh đạo đối lập kêu gọi tiếp tục tranh đấu cho đến khi các yêu sách được thực hiện : Triệu tập bầu cử trước kỳ hạn, hủy bỏ đạo luật chống biểu tình, trả tự do cho cựu Thủ tướng thân châu Âu Ioulia Timochenko.
Từ hầu hết giới chuyên gia chính trị Ukraina cho đến những người tham gia phản kháng, đều nghi ngờ Tổng thống Ianoukovitch sử dụng thủ đoạn chính trị để thoát hiểm.
Andreas Umland, nhà phân tích thuộc Viện nghiên cứu Kiev-Mohyl, được AFP trích dẫn, cảnh báo : « Đề nghị mời lãnh đạo đối lập tham gia chính phủ chỉ là thủ đoạn nhằm chia rẽ phong trào phản kháng chứ không có gì là nghiêm túc ».
Đây cũng là nhận định của cựu Ngoại trưởng Piotr Porochenko.Vị đại gia bỏ rơi Tổng thống Ianoukovitch để gia nhập phong trào phản kháng cho rằng dụng ý của Tổng thống là hy vọng « đối lập sẽ từ chối ».
Trong ván cờ chính trị này, chính quyền Kiev chuẩn bị công luận quốc tế để gia tăng đàn áp hay thực ra là để hạ cánh an toàn ?
Hôm nay, bà Olena Loukach, Bộ trưởng Tư pháp Ukraina, mà cơ quan bị một nhóm biểu tình chiếm đóng, đe dọa sẽ dùng đến biện pháp ban hành « tình trạng khẩn cấp », hàm ý sẽ huy động quân đội.
Theo AFP, thì Tổng thống Ukraina đã mất hết uy tín, bị xem là kẻ bội phản, từ khi ông thay đổi lập lập trường vào giờ chót, không ký vào thỏa thuận làm thành viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu hồi tháng 11/2013. Do vậy, phong trào phản kháng tại Ukraina chỉ muốn vị lãnh đạo thân Nga này ra đi.
Họ cũng không muốn lãnh đạo đối lập tham gia chính phủ vì làm như thế chẳng khác nào tranh đấu vì quyền lợi chính trị cá nhân, trong khi các mục tiêu tái lập dân chủ, bài trừ tham ô, tiến về châu Âu chưa hoàn thành .
Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Alexei Garan trên đài phát thanh Gramadske, Tổng thống Ukraina và phe cánh của ông buộc phải nhượng bộ trước tinh thần quyết liệt của đường phố nay đã lan ra khắp nước. Chiến thuật cuối cùng là chia sẻ một phần quyền lực chính trị cho đối lập với hy vọng có thể tiếp tục ngồi trên ghế tổng thống đến hết nhiệm kỳ 2015, hoặc đàm phán một lối thoát an toàn, không bị truy tố sau này.
Đây là giải pháp tương đối hợp lý nhất và khả thi nhất, theo ông Alexei Garan, trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng hiện nay.
Chờ xem tình hình sẽ diễn tiến như thế nào trong 24 giờ tới đây. Khủng hoảng chính trị Ukraina sẽ là trọng tâm của hai cuộc hẹn : phiên họp Quốc hội Ukraina và Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu với Nga vào ngày mai 28/01/2014.