Ý đồ của Trung Quốc khi thám hiểm mặt trăng


Hình ảnh xe tự hành mang tên "Thỏ ngọc" của Trung Quốc trên mặt trăng được truyền hình Trung Quốc phát đi rộng rãi ngày 16/12/2013.
Hình ảnh xe tự hành mang tên "Thỏ ngọc" của Trung Quốc trên mặt trăng được truyền hình Trung Quốc phát đi rộng rãi ngày 16/12/2013.
REUTERS/CCTV via Reuters TV

Đức Tâm
Hôm qua, 15/12/2013, xe tự động thăm dò Thỏ Ngọc của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trên mặt trăng. Sau 37 năm, giờ đây Trung Quốc tiếp nối Hoa Kỳ và Nga trong công cuộc thám hiểm hành tinh này. Vậy mục đích của Trung Quốc là gì Báo Les Echos qua bài « Từ Trung Quốc đến mặt trăng », góp phần trả lời câu hỏi.

Từ năm 1976 đến nay, không có một phi thuyền hoặc xe tự hành nào của Mỹ hoặc Nga được phóng lên mặt trăng. Như vậy, xe thám hiểm Thỏ Ngọc của Trung Quốc là sứ giả đầu tiên tới thăm chị Hằng kể từ bốn thập niên qua.
Đối với Trung Quốc, sự kiện này mang tính biểu tượng rất cao và minh họa cho khẩu hiệu «giấc mơ Trung Hoa » mà ông Tập Cận Bình đưa ra. Theo ông Philippe Coué, chuyên gia về các chương trình nghiên cứu không gian Trung Quốc, thì ngoài ích lợi về khoa học, sự kiện này trước tiên là « nhằm thử nghiệm các công nghệ mới và củng cố hình ảnh của Trung Quốc như một cường quốc lớn ».

Đương nhiên, Trung Quốc không phải đợi cho đến khi ông Tập Cận Bình lên làm lãnh đạo mới « mơ tưởng » thám hiểm mặt trăng. Từ 10 năm nay, Trung Quốc đã thực hiện chương trình này. Trước khi phi thuyền Hằng Nga 3 đưa xe Thỏ Ngọc lên mặt trăng, trong các năm 2007 và 2009, Trung Quốc đã phóng phi thuyền Hằng Nga 1 và Hằng Nga 2 lên quỹ đạo mặt trăng để chụp và lập bản đồ hành tinh này.
Theo Les Echos, sau Hằng Nga 3, Trung Quốc sẽ phóng Hằng Nga 4 có thể vào năm 2014 hoặc 2015, nhằm chuẩn bị cho mục tiêu là thực hiện chuyến thám hiểm khứ hồi : Hằng Nga 5 sẽ được phóng lên mặt trăng vào năm 2017 và trở về trái đất, mang theo các mẫu vật lấy trên đó. Đương nhiên, Mỹ và Nga đã làm được việc này, nhưng đối với Trung Quốc, đây là một thắng lợi to lớn vì Trung Quốc là cuờng quốc thứ ba vượt qua được thách thức này.
Vậy Trung Quốc chi ra bao nhiêu tiền để thực hiện chương trình thám hiểm mặt trăng ? Les Echos khẳng định : Không ai biết chính xác, trừ giới lãnh đạo tại Bắc Kinh. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc được công bố, nhưng ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu không gian lại là ẩn số.
Có chuyên gia nói đến ngân sách 3 hoặc 4 tỷ euro. Chuyên gia Philippe Coué không đồng tình với thẩm định này và nhấn mạnh, Trung Quốc có khoảng 200 ngàn người làm việc trong lĩnh vực không gian.
Vẫn theo chuyên gia này, Trung Quốc có tham vọng đưa người lên mặt trăng vào khoảng năm 2025. Đến năm 2030, sẽ lập trạm nghiên cứu thường trực trên mặt trăng. Để làm được việc này, từ năm 2011, Trung Quốc đã chính thức phát triển một phiên bản mới của tên lửa Trường Chinh, còn mạnh hơn cả Trường Chinh 5 sắp tới được đưa vào hoạt động. Tên lửa Trường Chinh 9 có sức đẩy rất lớn, đủ khả đưa lên quỹ đạo khoảng 100 tấn thiết bị. Loại tên lửa này sẽ được đưa vào hoạt động năm 2021.
Chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc có nhằm phục vụ ý đồ quân sự hay không ?
Các phát biểu gần đây của giáo sư Âu Dương Tự Viễn (Ouyang Ziyuan), Giám đốc chương trình mặt trăng của Trung Quốc làm cho giới quan sát nghi ngại. Hồi tháng 10, trong một bài phát biểu công khai tại Thẩm Quyến, chuyên gia này nhấn mạnh đến tiềm năng chiến lược và quân sự của mặt trăng.
Xin nhắc lại là vào những năm 1950, Mỹ và Nga lúc đó đã dự tính biến mặt trăng thành một căn cứ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tất nhiên, ý đồ này không thành. Tuy nhiên, công nghệ quân sự đã phát triển mạnh từ 40 năm qua, giờ đây, chắc chắn là có nhiều phương cách khác nhau để sử dụng mặt trăng vào các mục đích chiến lược.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors