Hãng tin Reuters trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết là trị giá lượng thuốc giả đã làm ra cũng như nguyên liệu dùng để "bào chế" bị tịch thu đã lên đến 2,2 tỷ yuan (hơn 362 triệu đô la).
Theo nguồn tin từ Bộ Công an Trung Quốc, chiến dịch cũng nhắm vào dịch vụ buôn bán thuốc dỏm qua mạng internet. Từ tháng Sáu vừa qua đến nay, 140 địa chỉ internet không hợp pháp và nhà bán thuốc tây trên mạng đã bị đóng cửa.
Vào tháng 7 vừa qua, giới chức y tế Trung Quốc đã loan báo một chiến dịch kéo dài 6 tháng nhằm chống tệ nạn bán thuốc giả mạo. Quyết định này đã làm tăng sức ép trên ngành dược phẩm tại Trung Quốc, vốn đã bị sứt mẻ uy tín nghiêm trọng, sau tai tiếng tham nhũng dính líu đến tập đoàn bào chế dược phẩm Anh Quốc GlaxoSmithKline.
Tệ nạn thuốc giả tràn lan và quảng cáo sai lệch là một vấn nạn làm chính quyền Trung Quốc nhức đầu từ nhiều năm nay, buộc Bắc Kinh phải tiến hành nhiều chiến dịch trấn áp. Theo một báo cáo chính thức vào tháng 3 vừa qua, số trường hợp truy tố ra tòa về tội sản xuất hoặc buôn bán thuốc giả hoặc thực phẩm độc hại đã vượt mức 8.000 vụ trong năm 2012, tăng gấp 5 lần số trường hợp trong năm 2011.
Bắc Kinh đã phải lao vào công cuộc làm sạch khu vực y tế, sau cái chết vào năm 2008 của ít nhất 149 người Mỹ vì đã dùng loại thuốc heparin làm loãng máu do Trung Quốc sản xuất, nhưng lại bị nhiễm độc.
Theo nguồn tin từ Bộ Công an Trung Quốc, chiến dịch cũng nhắm vào dịch vụ buôn bán thuốc dỏm qua mạng internet. Từ tháng Sáu vừa qua đến nay, 140 địa chỉ internet không hợp pháp và nhà bán thuốc tây trên mạng đã bị đóng cửa.
Vào tháng 7 vừa qua, giới chức y tế Trung Quốc đã loan báo một chiến dịch kéo dài 6 tháng nhằm chống tệ nạn bán thuốc giả mạo. Quyết định này đã làm tăng sức ép trên ngành dược phẩm tại Trung Quốc, vốn đã bị sứt mẻ uy tín nghiêm trọng, sau tai tiếng tham nhũng dính líu đến tập đoàn bào chế dược phẩm Anh Quốc GlaxoSmithKline.
Tệ nạn thuốc giả tràn lan và quảng cáo sai lệch là một vấn nạn làm chính quyền Trung Quốc nhức đầu từ nhiều năm nay, buộc Bắc Kinh phải tiến hành nhiều chiến dịch trấn áp. Theo một báo cáo chính thức vào tháng 3 vừa qua, số trường hợp truy tố ra tòa về tội sản xuất hoặc buôn bán thuốc giả hoặc thực phẩm độc hại đã vượt mức 8.000 vụ trong năm 2012, tăng gấp 5 lần số trường hợp trong năm 2011.
Bắc Kinh đã phải lao vào công cuộc làm sạch khu vực y tế, sau cái chết vào năm 2008 của ít nhất 149 người Mỹ vì đã dùng loại thuốc heparin làm loãng máu do Trung Quốc sản xuất, nhưng lại bị nhiễm độc.