Công nhân Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ
Văn Quang
Hơn 1.000 CN khốn đốn vì bị nợ gần 20 tỉ đồng tiền lương và bảo hiểm xã hội
Hai nữ công nhân mua khoai mì trước lúc vào làm việc
Rất nhiều hội nghị đến “hội thảo” ở đủ các cấp bàn về lương tối thiểu (LTT) của công nhân VN hiện nay, nhưng kết quả là gì? Người công nhân vẫn sống dưới mức nghèo khổ, mòn mỏi theo năm tháng. Trong khi các ông chủ vẫn cứ ngày một giàu lên, khi cần thì “chạy làng” quỵt lương thợ, mặc cho cả gia đình họ chết đói.
Gần đây nhất, ông Koo Sun Heau, Giám đốc Công ty Keo Hwa Vina (100% vốn Nam Hàn; xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP Sài Gòn), đã bỏ về nước khi đang nợ hơn 6.2 tỉ đồng ($275,000) tiền lương của 1,073 công nhân (CN) và hơn 13 tỉ đồng ($577,000) tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tổng giá trị tài sản bao gồm tiền cho thuê nhà xưởng, máy móc, nguyên phụ liệu, hàng hóa… ông Koo Sun Heau để lại ước khoảng hơn 10 tỉ đồng ($444,000). Các cơ quan chức năng địa phương đang hướng dẫn CN khởi kiện đòi quyền lợi song CN lo lắng không biết khi tòa án xét xử, liệu số tiền đến tay CN còn được mấy đồng?
Chuối chiên cũng nằm trong menu sáng của công nhân
Gần đây nhất, ông Koo Sun Heau, Giám đốc Công ty Keo Hwa Vina (100% vốn Nam Hàn; xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP Sài Gòn), đã bỏ về nước khi đang nợ hơn 6.2 tỉ đồng ($275,000) tiền lương của 1,073 công nhân (CN) và hơn 13 tỉ đồng ($577,000) tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tổng giá trị tài sản bao gồm tiền cho thuê nhà xưởng, máy móc, nguyên phụ liệu, hàng hóa… ông Koo Sun Heau để lại ước khoảng hơn 10 tỉ đồng ($444,000). Các cơ quan chức năng địa phương đang hướng dẫn CN khởi kiện đòi quyền lợi song CN lo lắng không biết khi tòa án xét xử, liệu số tiền đến tay CN còn được mấy đồng?
Chuối chiên cũng nằm trong menu sáng của công nhân
Các cơ quan đá đi đá lại, công nhân trắng tay
Điều CN lo lắng không phải không có cơ sở khi chứng kiến CN công ty Kyung Sung Vina (cũng đóng trên địa bàn huyện Hóc Môn) lâm vào cảnh tương tự. Tròn hai năm kể từ khi xảy ra vụ việc, hơn 180 CN Công ty Kyung Sung Vina vẫn chưa nhận được đồng nào!
Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịchLĐLĐ huyện Hóc Môn, cho biết vào thời điểm giám đốc Công ty Kyung Sung Vina bỏ trốn, công ty nợ CN gần 1 tỉ đồng ($44,000) tiền lương, BHXH. Lúc đó, số tài sản của công ty ước tính giá trị cũng xấp xỉ 1 tỉ đồng. Thế nhưng, do thủ tục, quy trình khởi kiện mất quá nhiều thời gian, nay tòa xử xong mà số tài sản vẫn chưa được thanh lý (tức là bán đi để trả nợ lương công nhân) khiến máy móc xuống cấp, giá trị cũng giảm; chưa kể chính quyền địa phương phải chi khoản tiền không nhỏ để thuê chỗ chứa số máy móc này. “Cách đây một năm, trong lần định giá đợt 1 của cơ quan thi hành án, số máy móc có giá 875 triệu đồng ($39,000) Nhưng trong lần định giá mới đây, số tài sản này chỉ còn hơn 600 triệu đồng ($27,000). Không biết đến khi thanh lý xong, số tiền thu về còn được bao nhiêu?”
Cũng vì chứng kiến thực tế nêu trên nên khi sự việc xảy ra tại công ty Keo Hwa Vina, các cơ quan chức năng địa phương đã đề nghị một số giải pháp giải quyết linh động nhằm bảo đảm quyền lợi cho CN nhưng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn không đồng ý mà yêu cầu phải làm đúng quy trình như vụ việc tại Công ty Kyung Sung Vina. Anh Phạm Văn Châu, CN Công ty Keo Hwa Vina, buồn rầu: “Giám đốc bỏ trốn, tôi vừa mất lương vừa không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ tôi sinh con cũng không được hưởng chế độ thai sản.” Thế là trắng tay.
Các quan đá đi đá lại với cái cơ sở đã rỗng tuyếch đó, nào là quy trình, nào là chờ đợi lệnh thi hành án, cho đến khi cái cơ sở đó chẳng còn giá trị nữa. Công nhân đành bó tay. Có mà kiện củ khoai.
Một bữa cơm của công nhân KCN Thăng Long
Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịchLĐLĐ huyện Hóc Môn, cho biết vào thời điểm giám đốc Công ty Kyung Sung Vina bỏ trốn, công ty nợ CN gần 1 tỉ đồng ($44,000) tiền lương, BHXH. Lúc đó, số tài sản của công ty ước tính giá trị cũng xấp xỉ 1 tỉ đồng. Thế nhưng, do thủ tục, quy trình khởi kiện mất quá nhiều thời gian, nay tòa xử xong mà số tài sản vẫn chưa được thanh lý (tức là bán đi để trả nợ lương công nhân) khiến máy móc xuống cấp, giá trị cũng giảm; chưa kể chính quyền địa phương phải chi khoản tiền không nhỏ để thuê chỗ chứa số máy móc này. “Cách đây một năm, trong lần định giá đợt 1 của cơ quan thi hành án, số máy móc có giá 875 triệu đồng ($39,000) Nhưng trong lần định giá mới đây, số tài sản này chỉ còn hơn 600 triệu đồng ($27,000). Không biết đến khi thanh lý xong, số tiền thu về còn được bao nhiêu?”
Cũng vì chứng kiến thực tế nêu trên nên khi sự việc xảy ra tại công ty Keo Hwa Vina, các cơ quan chức năng địa phương đã đề nghị một số giải pháp giải quyết linh động nhằm bảo đảm quyền lợi cho CN nhưng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn không đồng ý mà yêu cầu phải làm đúng quy trình như vụ việc tại Công ty Kyung Sung Vina. Anh Phạm Văn Châu, CN Công ty Keo Hwa Vina, buồn rầu: “Giám đốc bỏ trốn, tôi vừa mất lương vừa không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ tôi sinh con cũng không được hưởng chế độ thai sản.” Thế là trắng tay.
Các quan đá đi đá lại với cái cơ sở đã rỗng tuyếch đó, nào là quy trình, nào là chờ đợi lệnh thi hành án, cho đến khi cái cơ sở đó chẳng còn giá trị nữa. Công nhân đành bó tay. Có mà kiện củ khoai.
Một bữa cơm của công nhân KCN Thăng Long
Nguy cơ tụt hậu của VN
Tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 -2035” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức sáng 28/8, bao trùm bầu không khí là những quan ngại về nguy cơ tụt hậu của đất nước so với khu vực và trên thế giới, những vấn đề của mô hình tăng trưởng hiện nay, nút thắt của thể chế…
Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Nam Hàn năm 1982.
Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu lớn.
Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Nam Hàn năm 1982.
Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu lớn.
Phải thay đổi về chính trị
Tiến sĩ Võ Đại Lược cho hay tình hình kinh tế đang phức tạp. Ông nói: “Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế.”
Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cải cách chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại.”
Rõ ràng sự đổi mới về thể chế là tiền đề chính trong phát triển kinh tế. Sự đổi mới về chính trị, về quan điểm ở tất cả mọi mặt mới mang lại bộ mặt mới cho cuộc sống của toàn dân. Còn nếu cứ khư khư ôm lấy cái tư duy cũ xì, cái quan niệm đã quá lạc hậu trên toàn thế giới thì chỉ làm khổ nhân dân mà thôi.
Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của những người có công ăn việc làm hẳn hoi, chứ chưa nói đến người thất nghiệp.
Hàng ngàn công nhân tại công ty Freewell đình công
Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cải cách chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại.”
Rõ ràng sự đổi mới về thể chế là tiền đề chính trong phát triển kinh tế. Sự đổi mới về chính trị, về quan điểm ở tất cả mọi mặt mới mang lại bộ mặt mới cho cuộc sống của toàn dân. Còn nếu cứ khư khư ôm lấy cái tư duy cũ xì, cái quan niệm đã quá lạc hậu trên toàn thế giới thì chỉ làm khổ nhân dân mà thôi.
Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của những người có công ăn việc làm hẳn hoi, chứ chưa nói đến người thất nghiệp.
Hàng ngàn công nhân tại công ty Freewell đình công
Sống dưới mức tối thiểu, bữa sáng chỉ là 1 trái bắp luộc
Công nhân Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận TP Sài Gòn và khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo, mua thức ăn sáng trước giờ làm việc sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về đời sống công nhân ở thành phố lớn nhất nước hiện nay (theo báo Người Lao Động).
Bắp luộc với giá 3,000 đồng ($0.13)/trái là món ăn sáng quen thuộc của nhiều công nhân (CN). Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, CN một doanh nghiệp vốn nước ngoài tại KCX Tân Thuận cho biết, giá một trái bắp như vậy là vừa với túi tiền vốn đã eo hẹp của số đông CN.
Chị Thủy nói: “Lót dạ từ một trái bắp, tụi em có thể cầm cự đến giờ cơm trưa. Biết là không đủ dinh dưỡng nhưng tụi em không có sự lựa chọn nào khác.”
Khoai lang, khoai mì và chuối cũng là “lựa chọn hàng đầu” của số đông công nhân trước khi vào ca. Giá cả khá rẻ, chỉ từ 3,000 đến 5,000 đồng ($0.13-$0.22)/bịch (3-4 củ khoai).
Anh Tuấn một người bán khoai lang ở KCX Tân Thuận cho biết, dù bán rất rẻ nhưng vẫn có công nhân “kỳ kèo trả giá." Anh Tuấn cho biết: “Thu nhập bấp bênh khiến họ dè sẻn đủ thứ. Nói thật, ăn vài ba củ khoai lang thì làm sao có sức làm việc, chưa nói còn rất hại cho sức khỏe về lâu dài.”
Chuối chiên với giá từ 3,000 đến 5,000 đồng/miếng cũng nằm trong menu sáng của công nhân. Chị Thảo, một nữ công nhân cho biết ăn đồ mỡ dầu vào buổi sáng là không nên nhưng ăn khoai lang, khoai mì hoài cũng ngán. Thảo chua chát nói: “Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác”!
Công nhân ngừng việc tập thể để phản đối điều 60 Luật bảo hiểm xã hội
Bắp luộc với giá 3,000 đồng ($0.13)/trái là món ăn sáng quen thuộc của nhiều công nhân (CN). Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, CN một doanh nghiệp vốn nước ngoài tại KCX Tân Thuận cho biết, giá một trái bắp như vậy là vừa với túi tiền vốn đã eo hẹp của số đông CN.
Chị Thủy nói: “Lót dạ từ một trái bắp, tụi em có thể cầm cự đến giờ cơm trưa. Biết là không đủ dinh dưỡng nhưng tụi em không có sự lựa chọn nào khác.”
Khoai lang, khoai mì và chuối cũng là “lựa chọn hàng đầu” của số đông công nhân trước khi vào ca. Giá cả khá rẻ, chỉ từ 3,000 đến 5,000 đồng ($0.13-$0.22)/bịch (3-4 củ khoai).
Anh Tuấn một người bán khoai lang ở KCX Tân Thuận cho biết, dù bán rất rẻ nhưng vẫn có công nhân “kỳ kèo trả giá." Anh Tuấn cho biết: “Thu nhập bấp bênh khiến họ dè sẻn đủ thứ. Nói thật, ăn vài ba củ khoai lang thì làm sao có sức làm việc, chưa nói còn rất hại cho sức khỏe về lâu dài.”
Chuối chiên với giá từ 3,000 đến 5,000 đồng/miếng cũng nằm trong menu sáng của công nhân. Chị Thảo, một nữ công nhân cho biết ăn đồ mỡ dầu vào buổi sáng là không nên nhưng ăn khoai lang, khoai mì hoài cũng ngán. Thảo chua chát nói: “Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác”!
Công nhân ngừng việc tập thể để phản đối điều 60 Luật bảo hiểm xã hội
Phải làm thêm mới đủ sống
Hãy nhìn cuộc sống thật của người công nhân. Anh Nguyễn Văn Hải, công nhân (CN) Công ty TNHH Xây dựng Đức Khải (quận Thủ Đức, TP Sài Gòn), vội vàng chạy về nhà trọ. Anh Hải và hai người bạn thân lại hấp tấp ra đi nhận làm phụ hồ để có thêm chút tiền mới đủ sống.
Công việc phụ hồ kéo dài từ 17 đến 21 giờ mỗi ngày, giúp Hải và hai người bạn kiếm được 250,000 đồng ($11)/người/mỗi lần. Hải nói anh may mắn khi có việc làm thêm, bởi rất nhiều đồng nghiệp khác cùng công ty rất muốn cải thiện thu nhập sau giờ làm nhưng không có cơ hội. Hải thở dài: “Đồng lương CN của tôi chưa đến 5 triệu đồng ($220) trong khi lương CN may của vợ chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng, dù dè sẻn hết mức nhưng cuộc sống hết sức chật vật. Chi phí thuê nhà trọ, điện nước, kể cả khoản tiền gửi về quê phụ giúp ba mẹ nuôi hai con ngốn hết thu nhập nên tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Nếu không làm thêm, nói thật vợ chồng em khó trụ lại TP.”
Cách nhà vợ chồng Hải ở không xa, cuộc sống gia đình anh Ngô Văn Nam và chị Nguyễn Thị Hương cũng chẳng khá hơn. Chị Hương là CN Công ty Liêm Trinh (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), còn anh Nam là CN của một doanh nghiệp nhà nước. Hương cho biết tổng thu nhập của vợ chồng chị hơn 9 triệu đồng ($400) và dù đã chi tiêu tằn tiện nhưng vẫn không có dư. Tiền nhà, điện, nước, tiền học của 2 đứa con nhỏ... gần như nuốt trọn tiền lương hằng tháng của anh chị. Thương vợ con phải sống trong cảnh thiếu thốn nên ngoài giờ làm việc, anh Nam bươn chải đủ nghề để kiếm thêm tiền. Làm bốc vác và chạy xe ôm là lựa chọn của anh. Anh Nam kể: “Nhiều hôm phải vác bao hàng nặng cả trăm ký trên vai khiến tôi rất đau nhức, cả đêm không ngủ được. Làm bốc vác tuy cực khổ, có hôm đến 2 giờ mới về nhưng bù lại tôi kiếm được 150,000-200,000 đồng. Số tiền này cũng đủ chi tiêu lặt vặt cho gia đình. Mình là trụ cột trong nhà thì phải chịu khó cáng đáng, chỉ mong vợ con bớt khổ.” Những ngày không có hàng, anh Nam chạy xe ôm lòng vòng quanh KCN Sóng Thần để kiếm khách.
Chỉ nhìn sơ qua đời sống quá cực nhọc củ hai gia đình CN thôi, bạn đã thấy cuộc sống của họ chẳng có gì bảo đảm cho con quyền con người được sống. Chắng có một giờ nghỉ ngơi. Chỉ cắm đầu cắm cổ làm và làm đú thứ việc nặng nhọc nhất.Vì thế tranh chấp lao động tập thể có chiều hướng ngày càng tăng.
Cụ già lặn lội mưu sinh trên đường phố
Công việc phụ hồ kéo dài từ 17 đến 21 giờ mỗi ngày, giúp Hải và hai người bạn kiếm được 250,000 đồng ($11)/người/mỗi lần. Hải nói anh may mắn khi có việc làm thêm, bởi rất nhiều đồng nghiệp khác cùng công ty rất muốn cải thiện thu nhập sau giờ làm nhưng không có cơ hội. Hải thở dài: “Đồng lương CN của tôi chưa đến 5 triệu đồng ($220) trong khi lương CN may của vợ chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng, dù dè sẻn hết mức nhưng cuộc sống hết sức chật vật. Chi phí thuê nhà trọ, điện nước, kể cả khoản tiền gửi về quê phụ giúp ba mẹ nuôi hai con ngốn hết thu nhập nên tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Nếu không làm thêm, nói thật vợ chồng em khó trụ lại TP.”
Cách nhà vợ chồng Hải ở không xa, cuộc sống gia đình anh Ngô Văn Nam và chị Nguyễn Thị Hương cũng chẳng khá hơn. Chị Hương là CN Công ty Liêm Trinh (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), còn anh Nam là CN của một doanh nghiệp nhà nước. Hương cho biết tổng thu nhập của vợ chồng chị hơn 9 triệu đồng ($400) và dù đã chi tiêu tằn tiện nhưng vẫn không có dư. Tiền nhà, điện, nước, tiền học của 2 đứa con nhỏ... gần như nuốt trọn tiền lương hằng tháng của anh chị. Thương vợ con phải sống trong cảnh thiếu thốn nên ngoài giờ làm việc, anh Nam bươn chải đủ nghề để kiếm thêm tiền. Làm bốc vác và chạy xe ôm là lựa chọn của anh. Anh Nam kể: “Nhiều hôm phải vác bao hàng nặng cả trăm ký trên vai khiến tôi rất đau nhức, cả đêm không ngủ được. Làm bốc vác tuy cực khổ, có hôm đến 2 giờ mới về nhưng bù lại tôi kiếm được 150,000-200,000 đồng. Số tiền này cũng đủ chi tiêu lặt vặt cho gia đình. Mình là trụ cột trong nhà thì phải chịu khó cáng đáng, chỉ mong vợ con bớt khổ.” Những ngày không có hàng, anh Nam chạy xe ôm lòng vòng quanh KCN Sóng Thần để kiếm khách.
Chỉ nhìn sơ qua đời sống quá cực nhọc củ hai gia đình CN thôi, bạn đã thấy cuộc sống của họ chẳng có gì bảo đảm cho con quyền con người được sống. Chắng có một giờ nghỉ ngơi. Chỉ cắm đầu cắm cổ làm và làm đú thứ việc nặng nhọc nhất.Vì thế tranh chấp lao động tập thể có chiều hướng ngày càng tăng.
Cụ già lặn lội mưu sinh trên đường phố
Ngừng việc tập thể để phản đối
Gần đây nhất, khoảng 13 chiều ngày 2-10, tại công ty Freewell – Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) đã xảy ra việc đình công của khoảng 4-5 ngàn công nhân của công ty. Nhiều công nhân cho biết, thời gian qua, không chỉ yêu cầu làm tăng ca và sắp xếp ra làm việc ở những xưởng độc hại, mà những phụ nữ mang thai gần tới ngày sinh còn không được gia hạn hợp đồng làm việc.
Tại hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm tổ chức sáng 30-9 vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến nay, tại TP đã xảy ra 69 vụ tranh chấp lao động tập thể với 23.812 người tham gia.
Ngoài ra, còn có 26 vụ ngừng việc tập thể với 105,781 người tham gia để phản đối điều 60 Luật BHXH.
Trong 2 lần đàm phán về lương tối thiểu (LTT), Tổng LĐLĐ Việt Nam kiên quyết “bảo lưu” mức đề xuất tăng 16.8%. Trưng ra kết quả khảo sát trung thực về đời sống CN, thông điệp mà tổ chức CĐ muốn gửi đến là đừng bao giờ để NLĐ tiếp tục sống mòn với LTT.
Kết quả khảo sát thực tiễn cuộc sống NLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho thấy tiền LTT mới đáp ứng 74%-75% mức sống tối thiểu. Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định:
“Việc LTT còn chênh lệch 25%-26% so với mức sống tối thiểu là không đúng với quy định của Bộ Luật Lao động. Tổ chức Công đoàn sẽ đấu tranh mạnh mẽ để NLĐ được bảo đảm quyền lợi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động”.
Tại hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm tổ chức sáng 30-9 vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến nay, tại TP đã xảy ra 69 vụ tranh chấp lao động tập thể với 23.812 người tham gia.
Ngoài ra, còn có 26 vụ ngừng việc tập thể với 105,781 người tham gia để phản đối điều 60 Luật BHXH.
Trong 2 lần đàm phán về lương tối thiểu (LTT), Tổng LĐLĐ Việt Nam kiên quyết “bảo lưu” mức đề xuất tăng 16.8%. Trưng ra kết quả khảo sát trung thực về đời sống CN, thông điệp mà tổ chức CĐ muốn gửi đến là đừng bao giờ để NLĐ tiếp tục sống mòn với LTT.
Kết quả khảo sát thực tiễn cuộc sống NLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho thấy tiền LTT mới đáp ứng 74%-75% mức sống tối thiểu. Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định:
“Việc LTT còn chênh lệch 25%-26% so với mức sống tối thiểu là không đúng với quy định của Bộ Luật Lao động. Tổ chức Công đoàn sẽ đấu tranh mạnh mẽ để NLĐ được bảo đảm quyền lợi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động”.
Tranh đấu với ai?
Nhưng tranh đấu với ai, với nhà nước hay với doanh nghiệp? Khi DN kiên quyết bảo thủ “”Chúng tôi chỉ có thể trả số lương đó, trả thêm thì công ty lỗ vốn, phải đóng cửa,. công nhân lại thất nghiệp”. Từ thất nghiệp sẽ nẩy sinh vô số hậu quả tai hại. Trộm cướp, làm gái, không từ một thứ tệ nạn nào mà người ta không dám làm khi vợ đói, con đau và cũng vì các ông bà chủ vá đám quan tham quá giàu sang nghênh ngang trước mắt thiên hạ. Chính phủ cũng “thua”, chẳng làm gì được. Thế là những hội thảo, hội nghị và những lời hứa hẹn cũng bay theo gió. Chỉ còn anh công nhân ở lại với nỗi lo muôn thuở, nỗi đắng muôn đời.
Văn Quang (09-10-2015)
Văn Quang (09-10-2015)