Thời đại huy hoàng hay thời đại ăn cắp?
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hay Phượng), ăn cắp tại Thụy Sĩ.
Dư luận ở VN mấy tuần này rất sôi nổi về chuyện nhiều phụ nữ Việt Nam bị Singapore từ chối nhập cảnh. Thêm vào đó vụ hai du khách người Việt Nam vừa bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt vì trộm cắp ba cặp kính mắt càng làm dậy sóng trên khắp các phương tiện truyền thông từ trong nước đến nước ngoài. Là người VN dù ở đâu cũng thấy quá xấu hổ. Hầu như tất cả những vụ bê bối tương tự như thế cũng được dịp “kiểm điểm” lại, vụ nọ nối vụ kia như những người Việt từng ăn cắp ở Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản…
Dư luận cũng phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người giận dữ vì cảm thấy quốc thể bị sỉ nhục, muốn có hành động trả đũa, thậm chí kêu gọi tẩy chay du lịch Singapore. Nhưng bình tâm suy nghĩ lại và đặt câu hỏi tại sao những phụ nữ nước khác còn nghèo khó hơn VN vẫn được đón tiếp nồng hậu mà phụ nữ VN bị săm xoi, bị nhòm ngó, bị đuổi thẳng về nước như thế? Nhiều bạn đọc đã trả lời câu hỏi này.
- Bạn Nguyễn Văn Mỹ trên thanhnien.com.vn kể lại:
“Tôi đã giận tím mặt khi cả đoàn doanh nghiệp Việt Nam, từng du lịch khắp thế giới nhưng vẫn bị hải quan cửa khẩu Aranyaprathet (Thái Lan, giáp với Poipet, Campuchia) buộc từng người phải cầm $700 USD lên để chụp hình trước bàn dân thiên hạ. Bảng phong thần danh sách các nước bị hạn chế nhập cảnh vào Thái Lan có tên Việt Nam to tướng được dựng ngay cửa khẩu. Vậy mà lâu nay lãnh đạo không nghe, không biết. Về nước, anh em phản ứng dữ dội, báo chí nhập cuộc, Tổng Cục Du lịch và Bộ Ngoại Giao Việt Nam có công hàm. Người Thái thừa nhận sai sót, bỏ thủ tục chụp ảnh, dẹp bảng phong thần nhưng không chịu xin lỗi và Việt Nam vẫn nằm trong “Black List” (tạm dịch là Danh Sách Đen) của họ. Chỉ khác là để trong bàn làm việc của cửa khẩu chứ không trương ra ngoài. Tìm hiểu mới hay là họ làm vậy để đối phó việc hàng ngàn người Việt qua Thái lao động bất hợp pháp, mang theo nhiều tệ nạn xã hội.
“Cách hành xử của Singapore là vơ đũa cả nắm nhưng đừng vội trách họ. Dù không cho phép mại dâm công khai như Thái Lan nhưng Singapore có khu Geylang biệt lập và sầm uất không thua phố đèn đỏ ở Amsterdam (Hòa Lan). Rất nhiều “Bướm đen” (vì toàn mặc đầm đen) người Việt lượn lờ ngã giá, bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh ba rọi.”
Giấy phạt tiền của cảnh sát Thụy Sĩ ghi rõ họ tên hai du khách Việt ăn cắp.
Dư luận cũng phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người giận dữ vì cảm thấy quốc thể bị sỉ nhục, muốn có hành động trả đũa, thậm chí kêu gọi tẩy chay du lịch Singapore. Nhưng bình tâm suy nghĩ lại và đặt câu hỏi tại sao những phụ nữ nước khác còn nghèo khó hơn VN vẫn được đón tiếp nồng hậu mà phụ nữ VN bị săm xoi, bị nhòm ngó, bị đuổi thẳng về nước như thế? Nhiều bạn đọc đã trả lời câu hỏi này.
- Bạn Nguyễn Văn Mỹ trên thanhnien.com.vn kể lại:
“Tôi đã giận tím mặt khi cả đoàn doanh nghiệp Việt Nam, từng du lịch khắp thế giới nhưng vẫn bị hải quan cửa khẩu Aranyaprathet (Thái Lan, giáp với Poipet, Campuchia) buộc từng người phải cầm $700 USD lên để chụp hình trước bàn dân thiên hạ. Bảng phong thần danh sách các nước bị hạn chế nhập cảnh vào Thái Lan có tên Việt Nam to tướng được dựng ngay cửa khẩu. Vậy mà lâu nay lãnh đạo không nghe, không biết. Về nước, anh em phản ứng dữ dội, báo chí nhập cuộc, Tổng Cục Du lịch và Bộ Ngoại Giao Việt Nam có công hàm. Người Thái thừa nhận sai sót, bỏ thủ tục chụp ảnh, dẹp bảng phong thần nhưng không chịu xin lỗi và Việt Nam vẫn nằm trong “Black List” (tạm dịch là Danh Sách Đen) của họ. Chỉ khác là để trong bàn làm việc của cửa khẩu chứ không trương ra ngoài. Tìm hiểu mới hay là họ làm vậy để đối phó việc hàng ngàn người Việt qua Thái lao động bất hợp pháp, mang theo nhiều tệ nạn xã hội.
“Cách hành xử của Singapore là vơ đũa cả nắm nhưng đừng vội trách họ. Dù không cho phép mại dâm công khai như Thái Lan nhưng Singapore có khu Geylang biệt lập và sầm uất không thua phố đèn đỏ ở Amsterdam (Hòa Lan). Rất nhiều “Bướm đen” (vì toàn mặc đầm đen) người Việt lượn lờ ngã giá, bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh ba rọi.”
Giấy phạt tiền của cảnh sát Thụy Sĩ ghi rõ họ tên hai du khách Việt ăn cắp.
So sánh giữa du lịch ở trong nước và nước ngoài
Qua Singapore, chỉ một số phụ nữ bị làm khó dễ ở cửa khẩu, còn vào rồi thì được đón tiếp niềm nở trân trọng. Còn du lịch trong nước, bị chặt chém tơi tả, bị đối xử ghẻ lạnh, dù không phải tất cả. Hơn thế, chất lượng dịch vụ, an ninh xã hội, giao thông, vệ sinh thực phẩm và môi trường đều kém xa nên rất nhiều người Việt, dù yêu nước nồng nàn cũng “bỏ của chạy lấy người.”
Nói thẳng ra chỉ những người bị nghi ngờ là sang Singapore làm điếm hoặc ở lì không chịu về mới bị đối xử như vậy. Trước hết là cách ăn mặc nhiều khi quá “thiếu vải” đầu tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, lối giao tiếp thiếu lịch sự… đã buộc nhân viên hải quan của họ phải nghi ngờ và cấm nhập cảnh là quyền của họ bảo vệ thuần phong mỹ tục của quốc gia mình. Mặt khác, nếu bạn nói tiếng Anh trôi chảy, ăn mặc đứng đắn… chẳng ai thừa hơi đuổi bạn về nước làm gì. Họ sẽ trân trọng mới bạn bước vào nước họ.
Ngày 25/7, báo chí dẫn lời Tham Tán Công Sứ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Singapore Nguyễn Minh Hằng sau buổi làm việc giữa phía Việt Nam và ICA cho biết Cơ Quan Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore (ICA) khẳng định hoàn toàn không áp dụng bất kỳ hình thức hay biện pháp phân biệt đối xử nào với công dân Việt Nam. ICA cũng cho biết nhiều trường hợp công dân nữ Việt Nam sử dụng các hộ chiếu khác nhau để nhập cảnh Singapore, có trường hợp dùng ba hộ chiếu với nhân thân khác nhau. Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên, ICA sẽ không cho phép nhập cảnh.
ICA cũng giải thích việc họ mời một số công dân nữ Việt Nam vào phòng để hỏi về giấy tờ liên quan, lấy dấu vân tay… là thực hiện giống như với công dân nhiều nước. Việc này để phục vụ việc quản lý xuất nhập cảnh trong dài hạn. Chúng ta thừa biết đó chỉ là những lời lẽ ngoại giao cho “vui vẻ cả làng,” thật ra nguyên nhân chính nằm ở phía sau. Hãy nhìn hình ảnh những cô gái VN đứng đường trên hè phố Singapore thì chẳng còn gì để bàn luận thêm.
Nhiều cô gái Việt Nam sang Singapore để bán dâm chui là nguyên nhân khiến hải quan Singapore làm khó dễ phụ nữ Việt khi nhập cảnh nước này
Nói thẳng ra chỉ những người bị nghi ngờ là sang Singapore làm điếm hoặc ở lì không chịu về mới bị đối xử như vậy. Trước hết là cách ăn mặc nhiều khi quá “thiếu vải” đầu tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, lối giao tiếp thiếu lịch sự… đã buộc nhân viên hải quan của họ phải nghi ngờ và cấm nhập cảnh là quyền của họ bảo vệ thuần phong mỹ tục của quốc gia mình. Mặt khác, nếu bạn nói tiếng Anh trôi chảy, ăn mặc đứng đắn… chẳng ai thừa hơi đuổi bạn về nước làm gì. Họ sẽ trân trọng mới bạn bước vào nước họ.
Ngày 25/7, báo chí dẫn lời Tham Tán Công Sứ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Singapore Nguyễn Minh Hằng sau buổi làm việc giữa phía Việt Nam và ICA cho biết Cơ Quan Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore (ICA) khẳng định hoàn toàn không áp dụng bất kỳ hình thức hay biện pháp phân biệt đối xử nào với công dân Việt Nam. ICA cũng cho biết nhiều trường hợp công dân nữ Việt Nam sử dụng các hộ chiếu khác nhau để nhập cảnh Singapore, có trường hợp dùng ba hộ chiếu với nhân thân khác nhau. Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên, ICA sẽ không cho phép nhập cảnh.
ICA cũng giải thích việc họ mời một số công dân nữ Việt Nam vào phòng để hỏi về giấy tờ liên quan, lấy dấu vân tay… là thực hiện giống như với công dân nhiều nước. Việc này để phục vụ việc quản lý xuất nhập cảnh trong dài hạn. Chúng ta thừa biết đó chỉ là những lời lẽ ngoại giao cho “vui vẻ cả làng,” thật ra nguyên nhân chính nằm ở phía sau. Hãy nhìn hình ảnh những cô gái VN đứng đường trên hè phố Singapore thì chẳng còn gì để bàn luận thêm.
Nhiều cô gái Việt Nam sang Singapore để bán dâm chui là nguyên nhân khiến hải quan Singapore làm khó dễ phụ nữ Việt khi nhập cảnh nước này
Đến chuyện thời đại ăn cắp
Tôi dẫn chứng những sự thật đau lòng này qua lời kể của hai hướng dẫn viên (HDV) du lịch VN qua nước ngoài. HDV kể lại trên VietnamNet, xin tóm tắt những điểm chính:
“Đoàn du lịch của tôi gồm 30 người, khởi hành từ ngày 9/7 đi du lịch Pháp và Thụy Sỹ. Đến ngày 15/7, ngày cuối cùng trước khi lên đường trở về nước thì xảy ra vụ việc đáng xấu hổ là hai du khách bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt vì trộm cắp.
“Vụ việc xảy ra ở khu mua sắm ở Zurich, Thụy Sỹ. Qua máy quay giám sát, nhân viên đã phát hiện hai du khách bóc nhãn, thẻ giá của 3 chiếc kính có trị giá 300 euro/chiếc và đem ra khỏi cửa hàng. Cảnh sát nhận được thông báo từ cửa hàng đã nhanh chóng bắt 2 vị khách này.
Cả hai đã phải nộp phạt 2.000 franc (khoảng 46 triệu đồng) để được thả và đoàn có thể lên chuyến bay về Việt Nam vào sáng hôm sau. Không ai không phải che mặt vì quá xấu hổ với người nước bạn.”
- Còn phạm tội gian lận khai thuế
Hướng dẫn viên của đoàn cho biết ngay từ khi nhận đoàn, anh đã thấy một sự “không tử tế” ở hai du khách này. Trước khi xảy ra vụ việc đáng xấu hổ này thì nam du khách cũng vừa khiến anh mất mặt với nhân viên an ninh sân bay ở Zurich. Du khách này đã khai gian để được hoàn thuế, khi nhân viên sân bay đưa tiền, anh này “sáng mắt” đã cầm vội và chạy đi. Nhân viên sân bay thấy lạ, họ kiểm tra lại giấy tờ, và đề nghị người dẫn đoàn phải gọi anh này trả lại tiền nếu không sẽ giữ cả đoàn ở lại.
Hướng dẫn viên kỳ cựu này cũng chia sẻ rằng, bao nhiêu năm dẫn đoàn, anh đã gặp không biết bao nhiêu kiểu người, nhưng có nhiều người Việt hay nói dối, lươn lẹo.
Bảng cấm lấy đồ ăn thừa trong các bữa buffet ở Thái Lan
“Đoàn du lịch của tôi gồm 30 người, khởi hành từ ngày 9/7 đi du lịch Pháp và Thụy Sỹ. Đến ngày 15/7, ngày cuối cùng trước khi lên đường trở về nước thì xảy ra vụ việc đáng xấu hổ là hai du khách bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt vì trộm cắp.
“Vụ việc xảy ra ở khu mua sắm ở Zurich, Thụy Sỹ. Qua máy quay giám sát, nhân viên đã phát hiện hai du khách bóc nhãn, thẻ giá của 3 chiếc kính có trị giá 300 euro/chiếc và đem ra khỏi cửa hàng. Cảnh sát nhận được thông báo từ cửa hàng đã nhanh chóng bắt 2 vị khách này.
Cả hai đã phải nộp phạt 2.000 franc (khoảng 46 triệu đồng) để được thả và đoàn có thể lên chuyến bay về Việt Nam vào sáng hôm sau. Không ai không phải che mặt vì quá xấu hổ với người nước bạn.”
- Còn phạm tội gian lận khai thuế
Hướng dẫn viên của đoàn cho biết ngay từ khi nhận đoàn, anh đã thấy một sự “không tử tế” ở hai du khách này. Trước khi xảy ra vụ việc đáng xấu hổ này thì nam du khách cũng vừa khiến anh mất mặt với nhân viên an ninh sân bay ở Zurich. Du khách này đã khai gian để được hoàn thuế, khi nhân viên sân bay đưa tiền, anh này “sáng mắt” đã cầm vội và chạy đi. Nhân viên sân bay thấy lạ, họ kiểm tra lại giấy tờ, và đề nghị người dẫn đoàn phải gọi anh này trả lại tiền nếu không sẽ giữ cả đoàn ở lại.
Hướng dẫn viên kỳ cựu này cũng chia sẻ rằng, bao nhiêu năm dẫn đoàn, anh đã gặp không biết bao nhiêu kiểu người, nhưng có nhiều người Việt hay nói dối, lươn lẹo.
Bảng cấm lấy đồ ăn thừa trong các bữa buffet ở Thái Lan
Chuyện nhỏ đáng xấu hổ hơn nữa
Một hướng dẫn viên khác kể lại những câu chuyện nhỏ còn đáng xấu hổ hơn. Anh nói:
“Tôi làm trong ngành du lịch lại chuyên về thị trường Outbound nên được nghe không biết bao nhiêu là những điều về du khách Việt. Có những khách phải thốt lên nhục nhã quá. Chuyện ăn, chuyện uống là chuyện thường ở phố huyện. Chẳng ở đâu lại buồn cười như khách Việt. Mỗi lần đoàn khách Việt bước vào là nhà hàng cứ rôm rả hẳn lên. Nào là nói to, nào là chọn người ngồi cùng bàn, lấy thức ăn từ mứa đến nỗi nhà hàng phải để hẳn dòng chữ bằng tiếng Việt Lấy đủ ăn, nếu thừa sẽ bị phạt!
“Nhiều khách ra nước ngoài cũng tranh thủ thưởng thức mọi đặc sản địa phương. Họ đề nghị hướng dẫn viên cho địa chỉ đến nhà thổ mua dâm. Họ đi một mình thì chẳng sao, có người đòi hướng dẫn viên đưa đến tận nơi. Hướng dẫn viên ngồi ôm đồ cho khách chờ ngoài sảnh đến nửa đêm chưa được về nghỉ, ngày mai vẫn phải lên đường như bình thường. Có khách khiếm nhã, còn đề nghị với nữ hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn đi chơi gái liền bị mắng té tát, làm chúng tôi bị một phen khốn đốn xin xỏ, còn khách đó bị bẽ mặt trước cả đoàn. Trốn ở lại lao động trái luật lại còn là vấn nạn đối với rất nhiều nước, làm hướng dẫn viên và công ty tổ chức bị một phen tá hỏa. Đừng hỏi vì sao các nước lại làm chặt visa đối với công dân một số nước trong đó có Việt Nam.”
“Tôi làm trong ngành du lịch lại chuyên về thị trường Outbound nên được nghe không biết bao nhiêu là những điều về du khách Việt. Có những khách phải thốt lên nhục nhã quá. Chuyện ăn, chuyện uống là chuyện thường ở phố huyện. Chẳng ở đâu lại buồn cười như khách Việt. Mỗi lần đoàn khách Việt bước vào là nhà hàng cứ rôm rả hẳn lên. Nào là nói to, nào là chọn người ngồi cùng bàn, lấy thức ăn từ mứa đến nỗi nhà hàng phải để hẳn dòng chữ bằng tiếng Việt Lấy đủ ăn, nếu thừa sẽ bị phạt!
“Nhiều khách ra nước ngoài cũng tranh thủ thưởng thức mọi đặc sản địa phương. Họ đề nghị hướng dẫn viên cho địa chỉ đến nhà thổ mua dâm. Họ đi một mình thì chẳng sao, có người đòi hướng dẫn viên đưa đến tận nơi. Hướng dẫn viên ngồi ôm đồ cho khách chờ ngoài sảnh đến nửa đêm chưa được về nghỉ, ngày mai vẫn phải lên đường như bình thường. Có khách khiếm nhã, còn đề nghị với nữ hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn đi chơi gái liền bị mắng té tát, làm chúng tôi bị một phen khốn đốn xin xỏ, còn khách đó bị bẽ mặt trước cả đoàn. Trốn ở lại lao động trái luật lại còn là vấn nạn đối với rất nhiều nước, làm hướng dẫn viên và công ty tổ chức bị một phen tá hỏa. Đừng hỏi vì sao các nước lại làm chặt visa đối với công dân một số nước trong đó có Việt Nam.”
Lao động VN cũng làm xấu mặt dân Việt
Trên báo Dân Trí ngày 28-7-2015 vừa đưa ra một thông tin mới nhất về những người được đưa đi xuất khẩu lao động bị trả về vì ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém; thường trộm cắp, đánh nhau, bỏ trốn...
Cụ thể gần 4,000 lao động Việt Nam làm việc ở lĩnh vực bảo vệ, vệ sĩ tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) hoang mang trước việc đột ngột bị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong khi cơ quan chức năng đang tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ thì một số lao động kích động quậy phá. Bản ghi nhớ có thời hạn 3 năm, được ký gia hạn vào tháng 8-2012. Đến nay, có trên 5,000 lao động được đưa sang làm vệ sĩ tại UAE, trong đó gần 4,000 người đang làm việc theo hợp đồng, thu nhập trung bình $600 USD/người/tháng.
Tập đoàn IGG (ủy thác thực hiện chương trình) chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với hàng ngàn lao động Việt Nam, nói là thỏa thuận nói trên hết hạn vào tháng 8-2015 và chưa có kế hoạch gia hạn. EGSS đang làm thủ tục về nước cho toàn bộ vệ sĩ của Việt Nam. Trong số gần 4,000 lao động bị trả về, có 1,286 lao động chưa kết thúc hợp đồng 3 năm tính đến tháng 8-2015 và một số có thời hạn kéo dài đến năm 2016.
Giám đốc một doanh nghiệp tham gia chương trình cho rằng nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật của lao động Việt Nam quá kém. Vị giám đốc này nói, “Họ hay tụ tập nhậu nhẹt rồi đánh nhau, gây mất trật tự công cộng. Làm công tác bảo vệ cho các cơ sở của hoàng gia mà quậy như vậy thì ai dám sử dụng.”
Cũng xin nói thêm, đây không phải lần đầu Việt Nam bị UAE dừng chương trình vệ sĩ. Trong phạm vi bản ghi nhớ đầu tiên thực hiện từ năm 2009, khoảng 600 vệ sĩ Việt Nam vừa mới sang được vài tháng cũng bị trả về nước. Lý do là một số lao động sau khi nhậu nhẹt rồi phát sinh mâu thuẫn, đánh nhau, gây mất trật tự an ninh.
Còn ở Qatar, có khoảng 50 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) của Việt Nam bắt đầu khai thác Qatar từ năm 2005 và đến năm 2007 cung ứng được khoảng 10,000 lao động. Tuy nhiên, từ năm 2008, xuất phát từ tình hình lao động trộm cắp (chủ yếu trộm cắp dây đồng của công trình xây dựng), nấu rượu lậu, nhậu nhẹt, gây rối trật tự…, chính phủ Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn lao động Việt Nam.
Hai thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Đài Loan và Nam Hàn cũng kẹt cứng ở đoạn tuyển dụng mà nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ người lao động.
Hiện có khoảng 24,000 lao động Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan, dẫn đầu các nước XKLĐ vào thị trường này. Hơn 26,000 lao động đang cư trú bất hợp pháp ở Nam Hàn không chịu về nước dù chính phủ nước này đang mở chiến dịch truy bắt trên toàn quốc.
Trung tâm mua sắm nhộn nhịp ở Zurich.
Cụ thể gần 4,000 lao động Việt Nam làm việc ở lĩnh vực bảo vệ, vệ sĩ tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) hoang mang trước việc đột ngột bị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong khi cơ quan chức năng đang tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ thì một số lao động kích động quậy phá. Bản ghi nhớ có thời hạn 3 năm, được ký gia hạn vào tháng 8-2012. Đến nay, có trên 5,000 lao động được đưa sang làm vệ sĩ tại UAE, trong đó gần 4,000 người đang làm việc theo hợp đồng, thu nhập trung bình $600 USD/người/tháng.
Tập đoàn IGG (ủy thác thực hiện chương trình) chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với hàng ngàn lao động Việt Nam, nói là thỏa thuận nói trên hết hạn vào tháng 8-2015 và chưa có kế hoạch gia hạn. EGSS đang làm thủ tục về nước cho toàn bộ vệ sĩ của Việt Nam. Trong số gần 4,000 lao động bị trả về, có 1,286 lao động chưa kết thúc hợp đồng 3 năm tính đến tháng 8-2015 và một số có thời hạn kéo dài đến năm 2016.
Giám đốc một doanh nghiệp tham gia chương trình cho rằng nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật của lao động Việt Nam quá kém. Vị giám đốc này nói, “Họ hay tụ tập nhậu nhẹt rồi đánh nhau, gây mất trật tự công cộng. Làm công tác bảo vệ cho các cơ sở của hoàng gia mà quậy như vậy thì ai dám sử dụng.”
Cũng xin nói thêm, đây không phải lần đầu Việt Nam bị UAE dừng chương trình vệ sĩ. Trong phạm vi bản ghi nhớ đầu tiên thực hiện từ năm 2009, khoảng 600 vệ sĩ Việt Nam vừa mới sang được vài tháng cũng bị trả về nước. Lý do là một số lao động sau khi nhậu nhẹt rồi phát sinh mâu thuẫn, đánh nhau, gây mất trật tự an ninh.
Còn ở Qatar, có khoảng 50 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) của Việt Nam bắt đầu khai thác Qatar từ năm 2005 và đến năm 2007 cung ứng được khoảng 10,000 lao động. Tuy nhiên, từ năm 2008, xuất phát từ tình hình lao động trộm cắp (chủ yếu trộm cắp dây đồng của công trình xây dựng), nấu rượu lậu, nhậu nhẹt, gây rối trật tự…, chính phủ Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn lao động Việt Nam.
Hai thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Đài Loan và Nam Hàn cũng kẹt cứng ở đoạn tuyển dụng mà nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ người lao động.
Hiện có khoảng 24,000 lao động Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan, dẫn đầu các nước XKLĐ vào thị trường này. Hơn 26,000 lao động đang cư trú bất hợp pháp ở Nam Hàn không chịu về nước dù chính phủ nước này đang mở chiến dịch truy bắt trên toàn quốc.
Trung tâm mua sắm nhộn nhịp ở Zurich.
Ăn cắp từ trong nước đến ngoài nước
Trong nhà còn nhiễu nhương, hỗn loạn, ăn cắp chia làm nhiều loại, có cả loại ăn cắp đúng pháp luật và vô pháp luật, ăn cắp riêng lẻ và ăn cắp theo nhóm gọi là “nhóm lợi ích” thì khó tránh khỏi thiên hạ khinh khi. Lãnh đạo thiếu gương mẫu, pháp luật chưa nghiêm minh nên người dân mất niềm tin, là điều kiện cho tệ nạn sinh sôi. Quản lý lỏng lẻo, không có bất kỳ hành động nào chặn đứng việc xuất khẩu tệ nạn thì hậu quả khôn lường. Nếu không có cách khắc phục hiệu quả, e rằng sắp tới, người Việt ra nước ngoài không chỉ bị Thái lan, Singapore làm khó dễ khi nhập cảnh mà sẽ lây lan sang những nước khác.
Những sự việc trên hẳn là làm cho người nói câu “thời đại ngày nay là thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử” phải cảm thấy xấu hổ. Có thật là “thời đại huy hoàng nhất lịch sử” hay “thời đại của những kẻ lừa lọc, ăn cắp nhiều nhất trong lịch sử”?
Văn Quang (ngày 1 tháng 8, 2015)
Những sự việc trên hẳn là làm cho người nói câu “thời đại ngày nay là thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử” phải cảm thấy xấu hổ. Có thật là “thời đại huy hoàng nhất lịch sử” hay “thời đại của những kẻ lừa lọc, ăn cắp nhiều nhất trong lịch sử”?
Văn Quang (ngày 1 tháng 8, 2015)