Thái Tuấn
Khi bị đun từ từ, ếch không biết mình đang bị luộc chín (nguồn: internet) |
Tâm lý né tránh này cũng phổ biến trong nhiều vấn đề khác. Ai cũng biết thực phẩm độc hại phổ biến nhưng “ăn thì có hại không ăn thì chết” nên tặc lưỡi cho qua. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cũng biết nhưng mình họ không giải quyết được.
Phần vì năng lực hạn chế, phần vì động lực chiến đấu với “các thế lực thù địch” không có. Chỉ có hàng chục triệu người tiêu dùng đơn lẻ không có tổ chức than thở với nhau. Tiếc rằng không mấy ai kiên quyết đặt câu hỏi tại sao vấn đề tồn tại, làm sao giải quyết được để tất cả mọi người có cuộc sống an toàn hơn? Ngoài những vấn đề thiết thân hàng ngày, tâm lý “buông xuôi” cũng khá phổ biến trong các vấn đề quốc gia đại sự khác. Ai cũng nói giáo dục là quốc sách, là tương lai, là nền tảng cho sự phát triển cá nhân và dân tộc. Tuy nhiên khi vào lớp một “cháu nào cũng thông minh, cũng háo hức, cũng tài giỏi”, sau hơn 10 năm đèn sách sinh viên của chúng ta thành “thụ động, thiếu kỹ năng, yếu trong tư duy độc lập”. Các dự án cải cách giáo dục tốn kém nhưng cũng chỉ hời hợt vì cốt lõi của vấn đề là triết lý giáo dục tự do không được động chạm đến. Con em chúng ta vẫn được dạy cách tư duy theo người khác hơn là cách tư duy độc lập của riêng mình.
Ai cũng biết doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không hiệu quả, nợ công chồng chất. Ai cũng biết nguồn lực quý giá của đất nước đang được giao vào tay những người nhìn công ty theo nhiệm kỳ. Chúng ta vẫn chưa thoát được tư duy thời bao cấp để thấy một công ty tư nhân cũng đóng góp vào sự vững mạnh của đất nước như một công ty nhà nước. Điều quan trọng là lương, chế độ bảo hiểm và điều kiện lao động của người công nhân được bảo đảm như thế nào. Chính vì vậy vấn đề vẫn chỉ được giải quyết ngoài vỏ vì “kinh tế nhà nước vẫn phải là trụ cột”. Các cải cách cũng không thoát được cái khung cho chính mình tạo ra.
Tất cả những vấn đề này không làm cho người Việt Nam chết ngay lập tức, hay đất nước Việt Nam khủng hoảng rối loạn ngay lập tức. Tuy nhiên, nó làm hao mòn tài nguyên, ý chí và bản lĩnh của con người. Chúng ta dần dần tắc vào thế kẹt, không phát triển được và quanh năm than thở và vá víu những mục nát do chính mình đặt nền tảng tạo ra. Nói đơn giản, chúng ta như con ếch ngồi trong nồi nước trên bếp, nước nóng dần lên mà không hay, đến khi biết thì đã quá muộn để có thể nhảy ra khỏi nồi.
Khi đối mặt với một vấn đề hãy tìm hiểu đến tận cùng nguyên nhân của nó. Khi đối mặt với một vấn đề hãy bắt tay giải quyết nó. Cuối cùng đất nước là của mình, không phải của ai khác để mà trông chờ vào sự cưu mang của họ. Mình phải tự giải quyết trước khi quá muộn thành ếch chín trong nồi.
Và sau đây là một cảnh điển hình đáng lo âu trong ngành giáo dục Việt Nam:
https://www.facebook.com/video.php?v=1556539661232512&set=vb.100006294795941&type=2&theater
https://www.facebook.com/video.php?v=1556539661232512&set=vb.100006294795941&type=2&theater
nguồn: http://dienngon.vn/Blog/Article/dung-lam-ech-chin-trong-noi