Chỉ ít lâu trước khi thực hiện chuyến thăm Úc đầu tiên của một Thủ tướng Nhật từ năm 2002 đến nay, ông Shinzo Abe đã cho thấy là một trong các trọng tâm của ông là việc tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh với Úc. Không phải là ngẫu nhiên mà vài hôm trước khi Thủ tướng Abe lên đường, nội các của ông đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm can thiệp võ trang ở nước ngoài tồn tại từ 6 thập niên qua, để tạo điều kiện cho quân đội Nhật trợ giúp các đồng minh như Úc và Mỹ trong trường hợp bị tấn công.
Bên cạnh đó, Tokyo cũng đã giảm nhẹ đáng kể các hạn chế về việc xuất khẩu vũ khí mà họ tự áp đặt từ hành chục năm nay. Quyết định này rõ ràng là đã mở đường cho thỏa thuận về tàu ngầm mà Úc rất muốn ký kết với Nhật Bản để tăng cường năng lực quân sự của minh.
Theo giới phân tích, trước các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp biển đảo với các láng giềng, trong đó có Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Abe đã tìm cách đối phó bằng cách củng cố liên minh với nhiều nước trong khu vực, và đã được chính quyền Úc của Thủ tướng Abbott đáp ứng thuận lợi.
Giải thích về thái độ của Úc, các nhà quan sát đều cho rằng chính sức mạnh quân sự càng lúc càng tăng của Trung Quốc, kèm theo với thái độ ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh, sẵn sàng dùng sức mạnh để áp đặt các yêu sách chủ quyền trên cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông đã khiến Canberra quan ngại và tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với Tokyo, vì dẫu sao Nhật Bản cũng là một cường quốc khu vực.
Cho dù Trung Quốc là đối tác thương mại tối quan trọng của Úc, nhưng trong thời gian gần đây, Canberra không ngần ngại chỉ trích Bắc Kinh về những động thái bị đánh giá là quá đáng.
Việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông vào năm ngoái đã bị Úc chỉ trích mạnh mẽ, thậm chí đại sứ Trung Quốc còn bị triệu mời lên để nhận công hàm phản đối.
Mới đây, khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 xuống Biển Đông, Ngoại trưởng Úc Bishop cũng bày tỏ thái độ quan ngại, kêu gọi các bên tránh có những hành vi khiêu khích. Canberra xác định lập trường trung lập trong vụ tranh chấp chủ quyền, nhưng có lợi ích khi quyền tự do hàng hải, tự do buôn bán cũng như luật pháp quốc tế được tôn trọng.
Trong xu hướng liên kết chặt chẽ với Nhật Bản đang được Thủ tướng Abbott theo đuổi, thành tố kinh tế cũng rất quan trọng, để giúp Úc bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Theo ông Kerry Brown, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney : « Thâm ý của Thủ tướng Abbot là Úc cần phải có một khuôn khổ tốt cho các thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và Nhật Bản - họ là đồng minh lớn về kinh tế - nhờ đó họ có thể đa dạng hóa quan hệ và không bị phụ thuộc quá đáng [vào Trung Quốc].
Tương đồng quan điểm giữa hai ông Abe và Abbott chắc chắn sẽ giúp cho liên minh Nhật-Úc chặt chẽ hơn, mà đối tượng nhắm tới nhưng không được nói ra là Trung Quốc. Chính vì vậy mà Bắc Kinh lo ngại.
Chuyên gia Kerry Brown khẳng định : « Trung Quốc sẽ phân tích kỹ lưỡng mọi tuyên bố của hai ông Abe và Abbott nhân chuyến thăm này. Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý đến ngôn từ được sử dụng khi nói về tính chất quan hệ an ninh Nhật Bản-Úc, và về bất kỳ sự thống nhất nào giữa hai bên trong cách tiếp cận với Trung Quốc ».
Bên cạnh đó, Tokyo cũng đã giảm nhẹ đáng kể các hạn chế về việc xuất khẩu vũ khí mà họ tự áp đặt từ hành chục năm nay. Quyết định này rõ ràng là đã mở đường cho thỏa thuận về tàu ngầm mà Úc rất muốn ký kết với Nhật Bản để tăng cường năng lực quân sự của minh.
Theo giới phân tích, trước các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp biển đảo với các láng giềng, trong đó có Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Abe đã tìm cách đối phó bằng cách củng cố liên minh với nhiều nước trong khu vực, và đã được chính quyền Úc của Thủ tướng Abbott đáp ứng thuận lợi.
Giải thích về thái độ của Úc, các nhà quan sát đều cho rằng chính sức mạnh quân sự càng lúc càng tăng của Trung Quốc, kèm theo với thái độ ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh, sẵn sàng dùng sức mạnh để áp đặt các yêu sách chủ quyền trên cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông đã khiến Canberra quan ngại và tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với Tokyo, vì dẫu sao Nhật Bản cũng là một cường quốc khu vực.
Cho dù Trung Quốc là đối tác thương mại tối quan trọng của Úc, nhưng trong thời gian gần đây, Canberra không ngần ngại chỉ trích Bắc Kinh về những động thái bị đánh giá là quá đáng.
Việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông vào năm ngoái đã bị Úc chỉ trích mạnh mẽ, thậm chí đại sứ Trung Quốc còn bị triệu mời lên để nhận công hàm phản đối.
Mới đây, khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 xuống Biển Đông, Ngoại trưởng Úc Bishop cũng bày tỏ thái độ quan ngại, kêu gọi các bên tránh có những hành vi khiêu khích. Canberra xác định lập trường trung lập trong vụ tranh chấp chủ quyền, nhưng có lợi ích khi quyền tự do hàng hải, tự do buôn bán cũng như luật pháp quốc tế được tôn trọng.
Trong xu hướng liên kết chặt chẽ với Nhật Bản đang được Thủ tướng Abbott theo đuổi, thành tố kinh tế cũng rất quan trọng, để giúp Úc bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Theo ông Kerry Brown, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney : « Thâm ý của Thủ tướng Abbot là Úc cần phải có một khuôn khổ tốt cho các thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và Nhật Bản - họ là đồng minh lớn về kinh tế - nhờ đó họ có thể đa dạng hóa quan hệ và không bị phụ thuộc quá đáng [vào Trung Quốc].
Tương đồng quan điểm giữa hai ông Abe và Abbott chắc chắn sẽ giúp cho liên minh Nhật-Úc chặt chẽ hơn, mà đối tượng nhắm tới nhưng không được nói ra là Trung Quốc. Chính vì vậy mà Bắc Kinh lo ngại.
Chuyên gia Kerry Brown khẳng định : « Trung Quốc sẽ phân tích kỹ lưỡng mọi tuyên bố của hai ông Abe và Abbott nhân chuyến thăm này. Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý đến ngôn từ được sử dụng khi nói về tính chất quan hệ an ninh Nhật Bản-Úc, và về bất kỳ sự thống nhất nào giữa hai bên trong cách tiếp cận với Trung Quốc ».