Thượng đỉnh G20 khai mạc tại Nga


Tổng thống Mỹ Obama (T) trong cuộc gặp với thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P), tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, ở Saint Petersburg (Nga) ngày 05/09/2013.
Tổng thống Mỹ Obama (T) trong cuộc gặp với thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P), tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, ở Saint Petersburg (Nga) ngày 05/09/2013.
Reuters

Thanh Phương
Hôm nay, 05/09/2013, lãnh đạo nhóm G20 đã khai mạc cuộc họp thượng đỉnh tại Saint-Petersburg, với hồ sơ bao trùm hội nghị là khủng hoảng Syria. Đây sẽ là nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa tổng thống Nga Vladimir Putin với tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện đang tìm kiếm đồng minh cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria.

Ngày mai, ông Obama sẽ gặp tổng thống Pháp François Hollande, một trong số hiếm hoi các lãnh đạo thế giới chủ trương dùng sức mạnh quân sự để trừng phạt chế độ Damas. Sau khi tố cáo chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học để sát hại hàng trăm thường dân Syria ngày 21/08, Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất tuyên bố sẳn sàng can thiệp quân sự.
Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên phái đoàn nước này tại hội nghị thượng đỉnh G20 vừa tuyên bố giải pháp chính trị là “con đường duy nhất” để giải quyết xung đột tại Syria.
Trước khi khai mạc cuộc họp thượng đỉnh G20, các quốc gia thuộc nhóm Brics ( Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ , Nga và Nam Phi ) đã họp lại để thống nhất lập trường trên các chủ đề của cuộc họp thượng đỉnh. Năm quốc gia thuộc nhóm này, hiện chiếm hơn 1/4 GDP toàn cầu và 40% dân số thế giới, muốn trở thành đại diện cho các nền kinh tế đang trỗi dậy. Nhân cuộc họp thượng đỉnh Saint-Petersburg, nhóm Brics muốn nhắc các nước giàu về trách nhiệm của họ trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

Trung Quốc ngự trị nhóm các nước đang trỗi dậy – BRICS – một tập hợp không đồng nhất
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc ngày hôm nay, 05/09/2013, tại Saint Petersburg, Nga, các nước đang trỗi dậy trong nhóm BRICS, Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 40% tổng dân số toàn cầu.
Trong nhiều năm qua, BRICS là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thế giới, nhưng giờ đây, kinh tế của nhóm này đang bị chậm lại.
TRUNG QUỐC
Tăng trưởng của Trung Quốc, trong năm 2012, là 7,7%, mức thấp nhất kể từ 13 năm qua. Sang năm 2013, nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới – sau Hoa Kỳ - còn tiếp tục chậm lại, giảm xuống còn 7,5% trong quý hai năm nay.
Cuối tháng Tám, Bắc Kinh thông báo sản xuất công nghiệp tăng mạnh hơn trong tháng Bẩy, đi kèm với việc ổn định lạm phát và trao đổi thương mại tăng vọt. Những yếu tố này giúp làm giảm bớt những lo lắng về sự hụt hơi của nền kinh tế.
Giữa tháng Bẩy, chính quyền Trung Quốc đưa ra các biện pháp nhằm kích thích hoạt động của nền kinh tế có dân số cao nhất thế giới, 1,35 tỷ người.
Ban lãnh đạo mới tại Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đã tỏ quyết tâm tái cân bằng nền kinh tâm, qua việc thúc đẩy nhu cầu trong nước thay vì chú trọng phát triển xuất khẩu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo ra mức tăng trưởng cao như trước đây.
Tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc được ước tính lên tới 8.227 tỷ đô la trong năm 2012.
Cải cách kinh tế sẽ là nội dung chính của cuộc họp toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng Mười một tới đây.
BRAZIL
Nền kinh tế hàng đầu Nam Mỹ và đứng thứ bẩy trên thế giới đã bị khựng lại trong năm 2012, với mức tăng trưởng chỉ là 0,9%, trong khi đó, tỷ lệ này của năm 2011 là 2,7% và 7,5% trong năm 2010.
Cũng trong năm 2012, tổng sản phẩm nội địa của Brazil là 2.252 tỷ đô la. Kinh tế Brazil, với dân số là 196 triệu người, đang hoạt động chậm chạp.
Trong tháng Bẩy, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra mức dự báo không lạc quan về triển vọng kinh tế của Brazil : 2,5% trong năm nay và 3,2% trong năm 2014, giảm từ 5 đến 8 điểm so với mức dự báo trước đó.
Trong tháng Sáu, Brazil bị chấn động bởi làn sóng bất bình chưa từng thấy của người dân, chống lại việc tăng giá vé giao thông công cộng, đòi cải thiện các dịch vụ công, phản đối nạn tham nhũng trong giới chức chính trị. Lạm phát lên tới 6,7% tính theo tỷ lệ cả năm, cao hơn ngưỡng tối đa có thể chấp nhận được mà chính phủ đã định ra là 6,5%.
Ngân hàng Trung ương Brazil đã nhiều lần tăng lãi suất chỉ đạo với hy vọng kiềm chế được lạm phát.
Từ đầu năm tới nay, đồng réal của Brazil bị mất giá 15% so với đô la Mỹ, vừa qua, lại xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng Mười hai 2008.
NGA
Trong những năm trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng 2008, Nga thường đạt mức tăng trưởng từ 7 đến 8%. Thế nhưng, trong năm 2012, nền kinh tế đứng hàng thứ tám trên thế giới bị sụt giảm, với mức tăng trưởng là 3,4%. Hoạt động kinh tế tiếp tục bị chậm lại vào đầu năm nay, do khủng hoảng của khu vực đồng Euro và đầu tư giảm.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, tăng trưởng của Nga, một đất nước có 142 triệu dân, chỉ ở mức 1,4% tính theo tỷ lệ cả năm (1,2% trong quý hai).
Trong năm 2012, tổng sản phẩm nội địa của Nga là 2014 tỷ đô la. Chính phủ Nga vừa mới phải hạ mức dự báo xuống còn 1,8% trong năm nay và thừa nhận rằng nền kinh tế quốc gia đã đi vào giai đoạn « đình trệ ». Tổng thống Vladimir Putin đã thông báo một chương trình đầu tư nhằm tái thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Từ đầu năm tới nay, đồng Rouble đã bị mất giá khoảng 10% đang ở mức thấp nhất kể từ 4 năm nay, so với Euro, cho dù Ngân hàng Trung ương phải can thiệp hàng ngày để giữ giá. Theo giới phân tích, đồng Rouble có sức kháng cự tốt hơn so với các đồng tiền của những nước đang trỗi dậy khác, nhờ giá dầu lửa cao.
ẤN ĐỘ
Kinh tế Ấn Độ đứng thứ ba ở Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) và thứ 10 trên thế giới, đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991.
Sau hai thập niên tăng trưởng mạnh, hơn 8% mỗi năm, kinh tế Ấn Độ, một đất nước rộng lớn, với hơn 1,2 tỷ người, bị khựng lại một cách phũ phàng. Tổng sản phẩm nội địa chỉ tăng 5% trong năm tài khóa 2012/2013, tỷ lệ thấp nhất kể từ một thập niên qua. Trong quý một năm nay, tăng trưởng tiếp tục bị chậm lại, ở mức 4,4%.
Theo nhận định của chính quyền New Delhi, cuộc đấu tranh chống nạn nghèo khó chỉ thực sự mang lại kết quả nếu tổng sản phẩm nội địa tăng 10%.
Từ nhiều tuần qua, đồng Rupee liên tục bị sụt giá, mất giá 20% kể từ tháng Giêng, mặc dù Ngân hàng Trung uơng và chính phủ đưa ra nhiều biện pháp đối phó.
Có nhiều nguyên nhân làm cho đồng Rupee mất giá : Nguồn vốn rời Ấn Độ và chuyển sang Mỹ, nạn tham nhũng trầm trọng, giới đầu tư mất lòng tin, không có cải cách, thâm hụt cán cân vãng lai cao (tương đuơng 4,5% tổng sản phẩm quốc nội).
NAM PHI
Là đại diện của Châu Phi trong BRICS, Nam Phi có trọng lượng kinh tế nhỏ nhất trong tập hợp không chính thức này.
Nam Phi có tổng sản phẩm nội địa khá khiêm tốn so với bốn nước kia, ở mức 384 tỷ đô la, xuất khẩu đứng thứ 41 trên thế giới, với tổng dân số là 50,6 người.
Bị ảnh hưởng với tình hình kinh tế Châu Âu, đối tác thương mại chính, nền kinh tế Nam Phi vẫn chưa tái khởi động được.
Trong quý một 2013, tăng trưởng của nền kinh tế số một Châu Phi bị giảm xuống còn 0,9%, tăng mạnh trong quý hai, 3%.
Trong tháng Bẩy, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hạ mức dự báo của Nam Phi xuống còn 2,0% trong năm nay và 2,9% trong năm tới. (Năm 2012, tăng trưởng 2,5%).
Tăng trưởng của Nam Phi được đánh giá là quá thấp để có thể giảm bớt tình trạng chênh lệnh giàu nghèo và tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 25% trong số những người ở tuổi lao động và 50% trong số lao động trẻ. Bên cạnh đó, Nam Phi còn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nước : tăng trưởng và đầu tư thấp, lạm phát cao (6,3%) và bầu không khí xã hội căng thẳng.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors