Bắc Kinh định ngày tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, Tokyo dè dặt


Du khách và các phóng viên được hướng dẫn tham quan nơi tưởng niệm thảm sát Nam Kinh. Ảnh chụp ngày 19/02/2014.
Du khách và các phóng viên được hướng dẫn tham quan nơi tưởng niệm thảm sát Nam Kinh. Ảnh chụp ngày 19/02/2014.
REUTERS/Aly Song

Trọng Thành
Hôm nay, 28/02/2014, AFP loan tin chính quyền Nhật Bản phản ứng khá thờ ơ trước việc Trung Quốc khẳng định sẽ dành hai ngày tưởng niệm quốc gia cho Chiến thắng chống Nhật năm 1945 và cuộc thảm sát Nam Kinh 1937.

Theo các nhà quan sát, gần như không một ngày nào mà truyền thông chính thức của Trung Quốc không trở lại với quá khứ quân phiệt của Nhật Bản, với cáo buộc Tokyo không thực sự hối lỗi. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã không ít lần bày tỏ « những lời xin lỗi chân thành nhất » về các tội ác thời chiến tranh.

Về thông tin của Tân Hoa Xã hôm qua 27/02, lấy ngày 03/09 hàng năm làm ngày tưởng niệm quốc gia Chiến thắng chống Nhật (1937-1945) và ngày 13/12 làm ngày tưởng niệm thảm sát Nam Kinh 1937, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga, nhân vật số hai của chính phủ, khẳng định « đây là một công việc nội bộ của Trung Quốc, chính phủ (Nhật) không có gì để bình luận về chuyện này ».
Theo Trung Quốc, 300.000 người bị thiệt mạng trong cuộc bắn giết, cưỡng hiếp và phá hủy của quân đội Nhật Bản trong vòng sáu tuần lễ, sau khi chiếm được thành phố Nam Kinh, 13/12/1937. Còn theo các chuyên gia nước ngoài, số lượng các nạn nhân thấp hơn nhiều. Nhà sử học Mỹ Jonathan Spence đưa ra con số 42.000 dân thường và quân nhân thiệt mạng, 20.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp, nhiều người qua đời sau đó.
Chánh văn phòng Nội các Nhật nhận định : « Người ta chỉ có thể đặt câu hỏi : Tại sao (Trung Quốc) lại tuyên bố các ngày kỷ niệm khi mà chiến tranh đã chấm dứt được 60 năm ? ». Về quan điểm của Nhật Bản, nhân vật số hai của chính phủ Nhật nhận định « lập trường của Nhật Bản liên quan đến Thế chiến Hai không thay đổi, Nhật Bản đã cam kết đi theo con đường hòa bình kể từ khi xung đột chấm dứt, đây là một thái độ được đông đảo cộng đồng quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh ».
Quyết định tưởng niệm thảm sát Nam Kinh được đưa ra trong bối cảnh, quan hệ Nhật – Trung từ hơn một năm nay trở nên xấu đi nghiêm trọng, chủ yếu do các tranh chấp chủ quyền về Senkaku/Điếu Ngư, một quần đảo không có người ở tại vùng Biển Hoa Đông. Tình hình tiếp tục xấu đi, sau chuyến đi thăm đền Yasukuni – nơi có thờ 14 tội phạm chiến tranh, bị kết án tử hình sau năm 1945 - của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 26/12/2013. Đối với Trung Quốc, cũng như Hàn Quốc, đền thờ này là nơi biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Về phần mình, Thủ tướng Nhật kêu gọi các nước láng giềng trước hết là Trung Quốc và Hàn Quốc, cần hiểu rằng cuộc thăm viếng này khẳng định cam kết của Nhật Bản « không bao giờ » gây chiến tranh nữa.
Hàng năm khoảng 6 triệu du khách đến thăm nơi tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, nơi trưng bày xương cốt của các nạn nhân, là dân thường và quân nhân. Các bảo tàng và nơi tưởng niệm thời kỳ chiến tranh với Nhật được truyền thông chính thức Trung Quốc quảng bá thường xuyên. Gần như hàng ngày, truyền thông Trung Quốc đưa tải các lời chứng của những người còn sống sót qua thời kỳ quân đội Nhật chiếm đóng Trung Quốc.
Thảm sát Nam Kinh được so với trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) thời phát xít Đức, hay vụ ném bom hạt nhân tại Hiroshima. Lồng vào các ký ức chiến tranh với Nhật là những lời lẽ tuyên truyền cho tính chính đáng của chế độ độc đảng hiện hành, với ý thức hệ "xã hội chủ nghĩa mang mầu sắc Trung Quốc". Tại nơi tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, mặc dù người phụ trách khẳng định mục tiêu của các trưng bày không nhằm duy trì tinh thần chống người Nhật, nhưng theo một khách tham quan trẻ tuổi, khi chứng kiến các hình ảnh này, anh cảm thấy « căm thù ».
Trong tháng Hai này, chính quyền Trung Quốc tổ chức một cuộc thăm viếng nơi tưởng niệm thảm sát Nam Kinh cho một nhóm 40 phóng viên ngoại quốc, cùng với việc gặp gỡ những nhân chứng còn sống, để họ có thể « thấy được tận mắt » các bằng chứng về tội ác man rợ của Nhật Bản, như tuyên bố của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors