Tường thuật phiên tòa phúc thẩm 3 người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh


Côn an triệt nhân chứng, đánh phụ nữ ngất xỉu

Phiên tòa phúc thẩm ô nhục tại Đồng Tháp đã tuyên y án sơ thẩm: Chị Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam; anh Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam; chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị kết án 2 năm tù giam

Danlambao - Lúc 7:30' sáng nay, 12/12/2014, 3 nhà hoạt động nhân quyền yêu nước gồm có chị Bùi Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh sẽ tiếp tục hiên ngang bước ra phiên tòa phúc thẩm tố cáo chế độ tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (Số 1, Lê Quý Đôn, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm ô nhục hồi cuối tháng, nhà cầm quyền CSVN đã   kết án chị Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam; anh Nguyễn Văn Minh 2,5 năm tù giam; chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam với vụ án tạo dựng mang tên 'chống người thi hành công vụ'.

Cũng như lần trước, phiên tòa phúc thẩm hôm nay dự kiến sẽ thu hút sự tham dự của người dân khắp nơi đến ủng hộ tinh thần và đòi trả tự do cho 3 người yêu nước. Rõ ràng, tinh thần của Bùi Hằng cùng hai người bạn đã trở thành nguồn động lực đấu tranh đầy mạnh mẽ trước bạo quyền.

Diễn biến phiên tòa tố cáo chế độ sẽ liên tục được cập nhật trên Danlambao:

*

07:00, luật sư Nguyễn Văn Miếng - người bào chữa cho chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cho biết: Vào lúc 5:45', chị Bùi Thị Diễm Thúy thông báo nhóm 7 nhân chứng từ An Giang khi trên đường đến tham dự phiên tòa phúc thẩm đã bị một nhóm rất đông công an ngăn chặn tại Chợ Mới, An Giang.

Người phụ nữ tên Hạnh bị CA đánh ngất xỉu khi đang trên đường đến tham dự phiên tòa 'công khai'. Ảnh: Facebook hoahao.comchay

07:30', tin từ facebook cho biết: Một nhóm người dân và các nhân chứng đang trên đường đến Cao Lãnh tham dự phiên tòa 'công khai' ủng hộ 3 người yêu nước đã bị lực lượng côn an kéo đến đánh đập tới tấp.

Một phụ nữ tên Hạnh đã bị côn an đánh ngất xỉu giữa đường.

Có tin nói rằng vợ chồng dân oan Trần Thị Hài đã bị côn an bắt cóc đưa đi đâu không rõ.

07:45', xe tù CA áp giải 3 người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh đã vào đến bên trong trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

08:00, blogger Huỳnh Công Thuận mặc dù đã vượt thoát sự đeo bám gắt gao của côn an để đến được Đồng Tháp, tuy nhiên sáng nay khi cùng các luật sư đến tham dự phiên tòa thì anh đã lập tức bị chặn bắt. Mọi liên lạc với blogger này đều bị cắt đứt, không rõ anh đang bị giam giữ ở đâu.

Trước khi diễn ra phiên phúc thẩm, blogger Huỳnh Công Thuận đã công khai phổ biến lá đơn tố cáo công an phường 2, Cao Lãnh vì hành vi bắt người phi pháp khi blogger này đến tham dự phiên tòa sơ thẩm 3 người yêu nước hôm 26/8/2014. Nội dung lá đơn tố cáo được đăng trên blog Huỳnh Công Thuận lại link:huynhcongthuan.blogspot.com

08:30', lúc 17 giờ chiều qua, ngày 11 tháng 12, ký giả Trương Minh Đức từ Bình Dương tới thành phố Cao Lãng (cách chừng 40 km) để tham dự phiên tòa Bùi Thị Minh Hằng thị bị côn an giao thông giữ lại kiểm tra giấy tờ. Do  không có giấy tờ tùy thân (công an không cấp) và giấy phép lái xe đã bị mật vụ cướp cùng một số tài sản cá nhân khác trong lần bị hành hung trước nên ông không thể tiếp tục cuộc hành trình tới Cao Lãnh. Công an giao thông đã yêu cầu ông Trương Minh Đức trở về nhà với lời đe dọa những điều không hay sẽ xảy đến nếu ông tiếp tục đến  phiên tòa, đồng thời sẽ tịch thu chiéc xe gắn máy mà ông đang sử dung. Trên đường trở về nhà tại Bình Dương, ông Đức tiếp tục bị theo dõi sát sao của lực lượng an ninh mật vụ.

09:00', tin cho biết cô Nguyễn Ngọc Lụa cùng một nhóm ít nhất 5 người khác đã bị công an bắt lên xe đưa đi đâu không rõ.

Xin được nhắc lại, trong phiên tòa sơ thẩm hồi cuối tháng 8, cô Nguyễn Ngọc Lụa đã bị một viên công an đánh bất tỉnh và phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Cô Lụa là con gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía - người đang bị chế độ CSVN bỏ tù vì đấu tranh cho Phật giáo Hòa Hảo.

Ảnh: Facebook

Lúc 09:20', bất chấp sự theo dõi gắt gao của côn an mật vụ, những người đến tham dự phiên tòa đã bất ngờ tập trung trước chợ Cao Lãnh giơ cao biểu ngữ đòi trả tự do cho  3 người yêu nước.

Bị ngăn cản không cho đến cổng tòa. Anh chị em căng biểu ngữ phản đối phiên tòa vô lý, ngay lập tức mọi sắc phục cảnh sát xuất hiện, và 1 số côn đồ đe dọa hành hung  (Facebook Bùi Tiến Hưng)

Chỉ sau ít phút giơ biểu ngữ trước chợ Cao Lãnh, những người biểu tình lập tức bị lực lượng côn an xông vào đánh đập thô bạo và bắt giữ lên xe đưa đi mất.

Cập nhật lúc 11:30', cho đến lúc này, danh sách những người hiện đang bị CA bắt giam gồm có:

1. Nguyễn Thúy Hạnh
2. Mai Thanh
3. Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như (Thạch Thảo)
4. Huỳnh Ngọc Chênh
5. Bùi Hoàng
6. Nguyễn Công Thủ
7. Lã Việt Dũng
8. Nguyễn Ngọc Lụa
9. Phạm Nam Hải
10. Trần Bang
11. Trương Minh Tam
12. Châu Đức Vy
13. 14. Vợ chồng Trần Thị Hài
15. Huỳnh Công Thuận
16. Ngô Hoàn Chí
17. Hậu, em Nguyễn Ngọc Lụa
18. Tú, đi cùng Nguyễn Ngọc Lụa, sinh 1995

Phiên tòa phúc thẩm ô nhục vừa kết thúc lúc 14:30', 3 người yêu nước tiếp tục bị tòa án cộng sản tuyên y án sơ thẩm với các mức án:

- Chị Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam
- Anh Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam
- Chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị kết án 2 năm tù giam.


Continue Reading... Nhãn:


Tôi ngã xuống để đất nước này đứng dậy


Tặng Libery Melinh

Cái tên nghe từ trong một tòa cao ốc
Trước một nữ giám đốc
Cô secretary:
Thưa bà Liberty Melinh: “có khách”
Cái tên nghe trong một căn phòng của hotel 5 sao
Một nhân viên maketinh:
“Madam, Liberty Melinh”
Sản phẩm tại Úc châu đang hot
Cái tên nghe...
Không phải...


Cái tên chỉ dùng cho nickname
Một phụ nữ đẹp
Đầu tắt mặt tối
chăm chỉ kinh doanh
gom góp...
mà giàu

Mới hôm qua
Những nét kiêu sa
Trong tòa biệt thư ngoại ô,
Tiếng những đứa trẻ bi bô
Tiếng một cặp đôi rúc rích
Hôm nay
Ta thường gặp
Người phụ nữ có cái tên Liberty Melinh
Cạnh những em gái tên Đào, tên Mận
Đang cúi nhặt những túi nilon ngoài bãi rác
Cạnh những cậu bé tên chuột, tên cu
Co ro dưới gầm cầu vượt...
Phật hiện từ tâm
Trong những đồng tiền...
Nét kiêu sa không mất

Sáng nay giữa những đồng đội của tôi
Trước cổng tòa án Cao Lãnh
Bắt đầu một phiên tòa
Vành móng ngựa là người yêu nước
Ghế bồi thẩm là lũ mèo mả gà đồng
Có Liberty Melinh với một tấm băng rôn:
“Tôi ngã xuống để đất nước này đứng dậy”

Hỡi những hoa hậu, chân dài...
Đạt vương miện bằng cái ngoài sắc đẹp
Những dẫn chương trình trên truyền hình nhà nước
Hãy nhìn Liberty Melinh
Để tự bay vào sọt rác!

Sáng ngày 13/12/2004


Continue Reading... Nhãn:


Bà Bùi Hằng 'đả đảo' phiên tòa bất công


BBC - Tòa án tỉnh Đồng Tháp vừa y án sơ thẩm đối với bà Bùi Thị Minh Hằng và hai nhà hoạt động khác, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho bà Hằng, nói với BBC.

"Tòa đã quyết định y án Bà Hằng 3 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Minh y án 2 năm rưỡi và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh y án 2 năm," ông Miếng cho biết.

Hồi tháng Tám, cả ba người đã bị tòa sơ thẩm ở Đồng Tháp kết án tù vì tội 'Gây rối trật tự cộng cộng', theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trong thông cáo ngày 12/12 đã gọi phiên tòa là "chiến thuật của chính phủ nhằm trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền."

"Câu nói cuối cùng tại tòa của bà Hằng là 'đả đảo phiên tòa bất công của chính quyền cộng sản'," luật sư Miếng nói.

"Bà Hằng vẫn quyết tâm không nhận tội".

Luật sư của bà Hằng cho biết ông đã hy vọng cả ba người có thể được giảm án.

"Trước khi tòa tuyên án, tôi vẫn còn tin vào hệ thống tư pháp của Việt Nam," ông nói.

Trả lời BBC trong chiều cùng ngày, bà Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Hằng, cho biết gia đình đã bị lực lượng an ninh ngăn chặn không cho dự phiên tòa.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đâm đơn ở trong nước và các cơ quan tối cao để kêu oan cho mẹ," bà nói.

"Sau khoảng 20 ngày nữa tôi sẽ đi thăm nuôi mẹ và sẽ tùy tình hình sức khỏe của mẹ để quyết định bước tiến tiếp theo".

Bà Quỳnh Anh cũng cho biết sẽ tăng cường vận động tại các tổ chức quốc tế để kêu gọi trả tự do cho bà Hằng.

HRW lên tiếng

Trong những vụ án chính trị như vậy, tòa án không có một chút độc lập nào trước Đảng Cộng Sản. Tất cả những gì xảy ra đã được dàn xếp trướcÔng Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của HRW

Trong thông cáo gửi đến BBC ngày 12/12, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của HRW, đã lên án phiên tòa tại Đồng Tháp.

"Bà Bùi Thị Minh Hằng đã từ lâu là một cái gai trong mắt chính quyền Việt Nam, vì vậy Hà Nội đã sáng chế ra những cáo buộc với động cơ chính trị như "Gây rối trật tự công cộng" nhằm bịt miệng bà cùng hai blogger khác," ông Robertson nói.

"Đây chỉ là một phần chiến thuật của chính phủ nhằm trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền, với những cáo buộc về gây rối trật tự công cộng thay vì hình sự hóa việc thực thi quyền con người".

"Thế nhưng mục đích của chúng là hoàn toàn giống nhau - ném người dân vào ngục tù chỉ vì dám đòi hỏi sự minh bạch, một chính quyền dân chủ và tôn trọng nhân quyền".

"Trong những vụ án chính trị như vậy, tòa án không có một chút độc lập nào trước Đảng Cộng Sản. Tất cả những gì xảy ra đã được dàn xếp trước".

Cả ba người bị bắt vào ngày 11/2/2014, khi đang trên đường thăm gia đình vợ chồng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

"Lúc đi cùng với mẹ tôi còn có 20 người khác... trên đường đi thì bị một lực lượng lớn công an huyện Lấp Vò chặn lại và dùng dùi cui đánh đập cả đoàn, cướp giật tài sản, máy móc rồi dẫn cả đoàn về giam tại công an huyện Lấp Vò,"anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, nói với BBC hồi tháng Hai.

Anh Trung hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động trả tự do cho bà Hằng.

Đại sứ quán Hoa Kỳ hồi tháng Tám đã ra thông cáo kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động, sau khi tòa sơ thẩm ở Đồng Tháp tuyên án tù cả ba người.

“Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động", thông cáo viết.

“Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Continue Reading... Nhãn:


Ngày QTNQ 2014: Thân nhân TNLT đến trại giam đòi tôn trọng Quyền Con Người


DienDanCTM

Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay 2014, các thân nhân của tù nhân lương tâm đã tập họp thành một đoàn khoảng 40 người đến các trại giam thăm người thân, yêu cầu trại giam phải thực hiện việc tôn trọng Quyền Con Người, như quyền Tự do Tôn giáo, cho các tù nhân bị giam cầm trong nhà tù. 

Cùng đi chung với đoàn còn có một vị linh mụcĐoàn khởi hành từ tối thứ hai 8/12 đến sáng hôm sau đến viếng thăm trại 5 Thanh Hóa. Tại đây được biết TNLT Đặng Xuân Diệu đã bị chuyển vào trại Xuyên Mộc, Vũng Tàu từ hôm 3/12, nhưng gia đình trong đoàn có thăm được TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Sau đó phái đoàn ra trại Nam Hà, tại đây gia đình có thăm được các TNLT Hồ Đức Hoà, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Oai...
Continue Reading... Nhãn:


Bầy sâu béo ‘chơi’ Bọ Lập


Blog / Bùi Tín / VOA

Bầy sâu béo tròn tham ăn vừa chơi cái trò “thả ra rồi lại nhốt vào như chơi”. Họ thả các tù nhân Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung, Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, nay lại nhốt giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập - Bọ Lập, qua những cuộc bắt khẩn cấp.
Chưa thấy nhà cầm quyền công bố rõ lý do bắt giữ, chưa có lệnh truy tố, cả xã hội xôn xao cố tìm hiểu và phán đoán, cố mò cho ra nguyên nhân về sự lên gân bí hiểm này, ngay vào dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/1948-10/12/2014.
Cũng vào dịp này, giữa thủ đô Hà Nội lực lượng công an ngày Chủ nhật 7/12 đã cùng anh chị em Bloggers tự do mở cuộc chạy việt dã Marathon - Nhân quyền suốt buổi sáng đến quá trưa, được nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi - cũng là chủ blog Bô-xít Việt Nam - mô tả rất sinh động trên blog nhà.
Continue Reading... Nhãn:


Hà Nội ngày QTNQ: Thánh lễ Tạ ơn dành cho các TNLT đến từ Nghệ An


JB Nguyễn Hữu Vinh

Ngày Quốc tế nhân quyền
Thánh lễ Tạ ơn tại Hà Nội của các tù nhân lương tâm từ Nghệ An,
gặp gỡ nhân ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2014.
Sau khi cùng với một linh mục đến thăm các trại tù để yêu cầu được thực hiện Quyền Con Người cho các tù nhân: Quyền Tự Do Tôn giáo. Nhưng những yêu đầu đơn giản đó đã không được đáp ứng.
Continue Reading... Nhãn:


Ông Truyền khai mở thời kỳ mới: Gác kiếm là tự sát


Ngô Đình Thu@S: - DienDanCTM

Các nhà lãnh đạo cộng sản rất sính chứng minh tính khoa học trong các suy nghĩ, lời nói, việc làm của họ. Mỗi khi tung ra quyết định gì, các lãnh tụ không chỉ khẳng định đó là điều duy nhất đúng, mà còn phải đúng trên khắp địa cầu, trong mọi thời đại, và ở tất cả mọi nước.

Chính vì vậy mà đất nước Việt Nam dù vào thời kỳ chưa có giai cấp công nhân vẫn bị nhồi nhét vào cho vừa cái khuôn "nhà nước công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo" đưa từ Liên Xô về vào thập niên 1930; dù không có cái gọi "giai cấp địa chủ bóc lột" trong xã hội và văn hóa Việt Nam vẫn phải rặn cho đủ con số chỉ tiêu địa chủ để hành
Continue Reading... Nhãn:


Trí thức gửi thư yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập


DienDanCTM

Thư yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa

Kính gửi:
- Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN 
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN 
- Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an nước CHXHCNVN
Chúng tôi ký tên dưới đây, những đồng nghiệp văn bút, những bạn đọc của nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa, những người hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, những người quan tâm đến quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân và những quyền con người căn bản được Hiến pháp nước CHXHCNVN bảo vệ và được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và tham gia,
Continue Reading... Nhãn:


TTK Liên Hiệp Quốc: Ngày Nhân quyền, chúng ta cất cao tiếng nói...


Ban Ki-moon United Nations

Dịch bởi CTV Phía Trước
Thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc
trong Ngày Nhân quyền 2014
Ngày Nhân quyền, chúng ta cất cao tiếng nói.
Continue Reading... Nhãn:


Hong Kong: Kết thúc chỉ là bắt đầu



DienDanCTM - 12/12/2014

Chính phủ Hồng Kông đang tiến hành việc dọn sạch những rào cản và những lều trại cuối cùng trên đường phố tại khu biều tình chiếm trung tâm đã kéo dài hơn 2 tháng nay ở bên ngoài trụ sở chính tại thành phố này.
Mặc dầu chính quyền Hồng Kông đã rất lo ngại là bạo động sẽ xẩy ra khi xúc tiến việc dọn dẹp
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - 2014-12 - Còn nhiều rắc rối sau khối gia tài đồ sộ của quan to


Còn nhiều rắc rối sau khối gia tài đồ sộ của quan to
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Chưa bao giờ ở VN lại có một ông quan to bị điều tra tài sản và đó lại là ông đã từng giữ chức Tổng Thanh Tra Chính phủ. Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh Tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Và, chính ông thường có những tuyên bố rất hùng hồn, rất cương quyết về chống tham nhũng.
Thanh Tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Vậy mà chính người đứng đầu về chống tham nhũng lại có dấu hiệu tham nhũng. Tuy nhiên, sang 26-11, theo Tổng Thanh Tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói với báo chí “kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ cho thấy mới chỉ có dấu hiệu vi phạm về tài sản, về chế độ chính sách.”
Khối tài sản của ông Trần Văn Truyền – Đồ họa của báo Tuổi Trẻ



Sự vi phạm ấy bao nhiêu năm nay đừng sờ sờ trước mắt người dân và tất nhiên trước cả mọi cấp chính quyền địa phương. Đó là những cơ ngơi cực kỳ “hoành tráng” nổi bật lên giữa những căn nhà ổ chuột rách nát của người dân trong vùng. Chỉ nhìn qua cũng đã thấy chướng mắt, nhưng dường như các cấp chính quyền địa phương đều nhắm tịt mắt lại vì… quá sợ cái oai của ngài Tổng Thanh Tra. Không những chỉ nhắm mắt mà còn tạo mọi cơ hội cho quan Tổng có đủ mọi điều kiện tốt nhất để vi phạm. Nói như thế tất phải có đủ chứng cứ bởi nếu địa phương làm đúng luật thì dù có là ông gì đi chăng nữa đừng có hòng “đút túi” được một tấc đất của dân.
Đến nay mọi chuyện được khui ra, người dân thật sự bàng hoàng khi thấy khối tài sản quá khổng lồ của ngài nguyên là Tổng Thanh Tra. Xin sơ lược vài nét chính về khối nhà đất của ông Trần Văn Truyền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xác minh 6 căn nhà do ông Trần Văn Truyền (nguyên Tổng thanh tra Chính phủ) và gia đình đứng tên.

Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa, người đã đi tiên phong trong việc tố cáo tài sản của ông Trần Văn Truyền


- Theo xác minh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, căn biệt thự ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre (Bến Tre) có diện tích hơn 16,500 mét vuông là đất của ông Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát giao thông Công an tỉnh - con trai ông Trần Văn Truyền. Nguyên Tổng Thanh Tra Chính Phủ giải trình số tiền xây dựng căn biệt thự này là từ 7 tỷ đồng tiền của vợ chồng ông dành dụm và 4 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, ở tại quận 9, TP Sài Gòn và hiện ông đang ở trong căn nhà này.
- Căn nhà số 6, Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre với tổng diện tích hơn 260 m2 (ông Truyền mua năm 2003 với giá chưa tới 280 triệu đồng) nhiều năm nay được sử dụng làm trụ sở cho một doanh nghiệp làm đại lý phân phối bia, rượu, nước giải khát. Căn nhà này vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương yêu cầu thu hồi vì đã được cấp sai quy định "hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một gia đình....” Việc UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho ông Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
- Thửa đất số 598B5 có diện tích 350 m2 ở đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre do Quân khu 9 cấp cho ông Truyền. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Truyền đã biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận và sau khi được Ban thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre yêu cầu trả lại, ông Truyền đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng,
- Căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận đang được cho thuê bán trái cây. Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Truyền có đơn gửi UBND TP Sài Gòn trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại TP Sài Gòn trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà và đã được UBND thành phố giải quyết cho thuê căn nhà. Đến tháng 3/2011, ông Truyền làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, về nhà ở và đề nghị UBND TP Sài Gòn bán căn nhà này cho mình và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên và được các cơ quan chức năng của TP Sài Gòn đồng ý. Vào tháng 7/2014, sau khi kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, ông Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
- Ủy ban Kiểm tra đã yêu cầu TP Sài Gòn thu hồi căn nhà này vì xác định ông Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất. Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ ông Truyền là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, quận 9, TP Sài Gòn; con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn nhà 28.04A, Khu căn nhà cao cấp Hùng Vương tại quận 5, TP Sài Gòn.
- Căn nhà 3 tầng số 465/48C ở khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9 do bà Phạm Thị Thủy, vợ ông Trần Văn Truyền đang đứng tên sở hữu.
- Năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 95 m2... Tháng 10/2011, ông Truyền nghỉ hưu theo chế độ nhưng chưa trả lại nhà. Đến đầu năm nay, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra trung ương nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5 năm nay, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn nhà trên.


Căn nhà có diện tích hơn 500 m2 này được xác định là tài sản thừa kế ông Truyền nhận được từ người mẹ nuôi!
Có cao bằng tháp Eiffel không nhỉ?
Đấy là mới kể “sơ sơ” đến khối nhà đất chứ chưa nói đến phần tài chính trong gia đình ngài. Phần này là “tảng băng chìm” như các công ty, cổ phần trong các ngân hàng đứng tên con cháu, tiền gửi ở nước ngoài, tiền trong két sắt hoặc đút giấu ở mọi nơi mọi cách… Có hàng chục thứ “chìm sâu” như thế, khó tìm ra manh mối. Chắc quý bạn đã từng biết chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của nhà cầm quyền Bắc Kinh (tôi đã tường thuật trong bài Quan Tham Trung Quốc Nhiều Bồ Nhất Thế Giới vào ngày 26-5-2014), vì quá bất ngờ nên hàng loạt quan chức bị tịch thu từng đống tài sản cao như núi. Chẳng phải chỉ quan to mà quan nhỏ cũng giàu không thể tưởng tượng nổi. Tiền chất cao gần bắng tháp Eiffel ở Paris.
Người dân Việt nhìn cơ ngơi đồ sộ của ông Truyền lại ghé tai hỏi nhỏ nhau rằng nếu khám xét hết được của cái nhà một quan tham VN nào thì tổng cộng số tiền ấy có cao bằng tháp Eiffel không nhỉ? Câu hỏi này đến hôm nay không phải là không có căn cứ. Và người dân lại hy vọng tương tự như chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở VN cũng bắt đầu, nhưng bắt được bao nhiêu con hổ lại còn là một câu hỏi quá khó. Bắt được bao nhiêu con ruồi có phần dễ hơn, cứ bắt ngay mấy quan nhỏ trong mấy ngành được gọi là “ăn vặt” sẽ có cả bầy ruồi.
Chính từ khối nhà đất khổng lồ của quan nguyên Tổng Thanh Tra mà còn nhiều rắc rối xảy ra như những câu hỏi “còn bao nhiêu người như ông Tuyền,” “ông Truyền làm gì mà giàu thế,” “phải điều tra toàn bộ tài sản của ông Truyền và của cả con cháu ông này….” Đấy là chưa nói đến chuyện trước khi nghỉ hưu ông Truyền còn làm chuyến tàu vét, ký một loạt quyết định bổ nhiệm (kỳ trước tôi đã tường thuật). Vụ này liệu có dính tới việc chạy chức chạy quyền không?
Báo Người Cao Tuổi đi tiên phong
Thật ra tờ báo Người Cao Tuổi đã đi tiên phong trong việc tố cáo những dinh cơ đồ sộ của ông Truyền chứ không phải của cơ quan điều tra. Tôi dẫn chứng nguyên văn bài viết của đài BBC tiếng Việt về bài báo này. Đài này viết:
“Báo Người Cao Tuổi của Hội người cao tuổi Việt Nam gây chấn động khi cho đăng bài bài và hình ảnh hôm 21/2 về điều mà báo này gọi là "của nổi" của ông Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng CSVN. Ông Truyền giữ vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ từ 2007-2011.
Bài trên Người Cao Tuổi nói đây là các "dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền,” gồm một biệt dinh và bốn căn nhà gỗ lợp ngói đỏ ở TP Bến Tre; hai nhà ông cho thuê cũng ở Bến Tre và ba bất động sản khác ở Sài Gòn.
Đi kèm bài báo là một số ảnh, trong đó có nhiều ảnh về 'biệt dinh' ở Bến Tre, mà báo này nói, “Người ta còn đồn rằng cái giường 'đặc biệt' của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỷ đồng.”
Bài của tác giả Trần Tiến Công viết, “Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành 'tấm gương' cho cấp dưới.”


Từ khi được tặng căn nhà này, ông Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý.

Phản ứng của ông Truyền
Ngay lập tức, ông Trần Văn Truyền lên tiếng trên báo chí bác bỏ những điều mà ông gọi là "không đúng sự thật" và là “Xoi mói đời tư.”
Ông cựu Tổng thanh tra nói:"Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy.”
Theo ông, gia đình ông chỉ có sở hữu một biệt thự và bốn nhà gỗ ở Bến Tre trên diện tích khoảng hơn 1 ha.
Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy.
"Cái giường ngủ của vợ chồng tôi cũng bình thường chứ lấy đâu ra vài tỷ đồng?"
Ông Trần Văn Truyền giải thích, “Tôi làm cán bộ bao nhiều năm về dành dụm được ít tiền cùng với con tôi làm đại lý bán bia Sài Gòn và những người con khác góp tiền vào xây căn nhà chung cho gia đình sinh hoạt. Tôi không kinh doanh và cũng không xây dinh thự gì cả mà tờ báo đó lại nói như vậy?"
Quan chức địa phương cũng cải chính giùm
Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cũng xác nhận rằng ông Trần Văn Truyền chỉ có hai chỗ ở tại Bến Tre, trong đó khu biệt thự diện tích 1ha như đã nói.
“Đồ đạc trong nhà anh Ba Truyền cũng bình thường và đâu có chiếc giường quý nào như phản ánh đâu.”
Rõ ràng ông Truyền đã vô cùng ngoan cố và cũng vô cùng rõ ràng các quan địa phương cũng cố sức che chở cho quan Thanh Tra.
Trong khi ông Kim Quốc Hoa là Tổng Biên Tập tờ báo Người Cao Tuổi khẳng định "đã đưa thông tin lên mặt báo thì phải có cơ sở,” dư luận ồn ào tranh cãi về tính hợp pháp của các thông tin tố cáo như thế này.
Một luồng ý kiến cho rằng với mặt bằng lương khi đương quyền, ông Trần Văn Truyền không thể có khả năng tích lũy được khối tài sản lớn như vậy.”
Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền
Từ sự việc vi phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính Phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng “điều đáng lo ngại nhất theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền? Và đó là điều đau xót, đáng xấu hổ. Lâu nay việc phanh phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh.”
Thật ra câu hỏi này chẳng phải lả của riêng ai mà là của hầu hết người dân hiện nay về những quan tham khác được che chở bởi các thế lực anh em xung quanh còn nằm trong bóng tối. Đã có nhiều vị “đại biểu” lên tiếng đòi phải điều tra cả con cái ông Truyển và những cơ quan đã cấp phép cho ông Truyền từ trước tới nay.
Theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, phải làm rõ nguồn tiền ở đâu mà con trai ông Trần Văn Truyền dùng để xây dựng dinh thự trị giá nhiều chục tỉ đồng.
Ông Thảo nói, “Trách nhiệm ở đây còn thuộc về cơ quan quản lý, cơ quan cấp nhà cho ông Truyền. Rõ ràng, phải quy trách nhiệm của đơn vị cấp nhà, chí ít cũng là cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản của nhà nước, phải xử lý. Nếu anh cấp đúng thì bây giờ làm gì có chuyện đi thu hồi tài sản? Còn nếu đã thu hồi thì rõ ràng là làm sai, mà đã làm sai thì phải truy trách nhiệm.”
Không biết sau vụ này các quan tham đã hạ cánh còn được an toàn nữa không. Chắc cũng có nhiều quan đang giật mình thon thót và nhanh chóng tìm cách tẩu tán tài sản, các ông này đang âm thầm tìm trăm phương ngàn kề để vượt mặt các cơ quan thanh tra, kể cả cách đưa tài sản ra nước ngoài cho con cháu đã định cư yên ổn là êm hơn cả. Và rồi sự “xử lý” sẽ đi đến đâu.
Trện tờ báo Dân Trí, bạn Nguyễn Đoàn kể lại câu chuyện khá lý thú. Mời bạn cùng đọc:
Xử lý kiểu Tây Du Ký
Thằng con quý tử của tôi nghịch như giặc nên tôi cứ phải treo một chiếc roi mây trên tường để răn đe nó. Một hôm, nó có lỗi, tôi bắt thằng con nằm sấp xuống giường, đặt chiếc roi mây ngang mông nó và hỏi:
- Vụ con hôm nay làm tầm bậy, bố phải trị thế nào?
Nó bảo:
- Lạy bố, xin đừng trị con như trị người trần gian, mà trị con như trị người nhà trời.
Bạn tôi nghe thấy vậy giật mình, hỏi.
Tôi bảo:
- Ôi dào, nó nói thế là có ý xin tôi tha bổng cho đó. Vì nó đọc Tây Du Ký nói về ngài Đường Tam Tạng đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật, gặp tổng cộng 49 con yêu quái, nhưng chia làm hai loại là loại những người nhà trời trốn xuống trần lộng hành và loại ở trần gian tu luyện thành yêu quái. Loại những người nhà trời như con lân của Quan Âm Bồ Tát, Sư Vương: vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, Con voi của Phổ Hiền Bồ Tát, con Thỏ Ngọc của Hằng Nga, Kim Giác và Ngân Giác là hai đồng tử của Thái Thượng Lão Quân… còn loại ở trần gian tuy luyện thành yêu quái như Bạch Cốt Tinh. Mười-một tên gốc ở trần gian tu luyện thành loại yêu quái thì bị Tôn Ngộ Không đập chết, còn các loại khác thuộc quản lý của nhà trời cứ khi Tôn Ngộ không giơ thiết bổng sắp ra tay là lại đượcQuan Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Thái Thượng Lão Quân v.v. vội xuống ngăn, cứu sống đưa về trời.
Bạn tôi cười:
- Hé hé… hiểu rồi, qua chuyện này mình bỗng giật mình nhận thấy bây giờ người nhà trời trốn xuống trần gian hơi bị nhiều nên chuyện xử lý luật kiểu như Tây Du Ký vẫn hay diễn ra. Như năm ngoái vụ tòa án huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tuyên phạt người trần gian là ba nông dân mỗi người bốn năm tù chỉ tội bắt một con vịt của người khác theo giá thị trường khoảng 175 ngàn đồng về làm đồ nhậu. Trong khi đó, vừa rồi tại công trình nạo vét duy tu luồng Hòn Gai- Cái Lân năm 2013, những “người nhà trời” là Công ty Bảo Quân sau khi nhận thầu từ đơn vị trúng thầu là Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco), đã bán thầu cho Công ty Tân Việt thực hiện để “đút túi” khoản chênh lệch 548.45 triệu đồng mà không cần tốn một giọt mồ hôi, công sức nào. Tại công trình nạo vét duy tu luồng Vũng Tàu - Thị Vải năm 2013, Công ty cổ phân Đầu tư, Xây dựng và Nạo vét đường thủy (Ciwaco) nhận làm thầu phụ của Vinawaco, rồi bán thầu cho Công ty Song Thương, cũng “đút túi” khoản chênh lệch 1.26 tỷ đồng. Ấy thế mà hàng loạt những “người nhà trời” dính đến cả hai vụ này chỉ bị phê bình nghiêm khắc, duy nhất có người bị nặng nhất cũng chỉ ở mức khiển trách. So với ba kẻ trần gian nông dân bắt 2 con vịt của người khác giá 175 ngàn đồng, bị 12 năm tù giam và nhóm “người nhà trời” bán hai dự án trên “đút túi” khoản chênh lệch hơn 1tỷ 800 triệu đồng mà chỉ bị phê bình nghiêm khắc và khiển trách, thì chuyện con ông xin ông đừng trị con như trị người trần gian, mà trị nó như trị những người nhà trời, là vậy đó.
Lại nhớ chuyện năm ngoái, vụ người trần gian là bốn em học sinh ở huyện Tiên lãng, Hải Phòng đi xe máy đến khu vực xã Tiên Thắng thì trêu đùa cho xe máy áp sát rồi giật mũ của hai em nữ sinh Trường THPT Tiên Lãng. Vậy mà Hội đồng xét xử tuyên phạt một em chịu mức án 3 tháng 17 ngày và em đầu têu trò trêu chọc này 15 tháng tù giam. Ngược lại, vừa rồi “người nhà trời” là ông Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Bắc Giang dù bị kết luận mắc hàng loạt sai phạm và bị buộc trả lại ngân sách hơn 2 tỷ đồng nhưng lại được cấp trên miễn hình thức kỷ luật do đã ... nghiêm túc kiểm điểm. Xem thế thì chuyện con ông xin ông đừng trị nó như trị người trần gian, mà trị như trị “người nhà trời,” là hóa ra nó muốn xin ông tha bổng cho nó thật.
Sự mỉa mai của câu chuyện này cho chúng ta thấy người dân đang mong mỏi mọi việc xét xử sẽ công minh. Đó là điều quan trọng các cơ quan lập pháp và hành pháp của VN phải nghĩ tới để lấy lại niềm tin đã mất, chứ không phải chỉ là những phát “nổ” rôm rả cho một ông vừa “ngã ngựa” trong lúc này.
Văn Quang (28-11-2014)
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - 2014-12 - Nhức nhối vì đạo đức trong đời sống văn hóa tại VN


Nhức nhối vì đạo đức trong đời sống văn hóa tại VN
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Trong hai ngày 11 và 12/11 vừa qua, tại Sài Gòn diễn ra hội thảo khoa học mang tên "Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay.” Nói là văn học nghệ thuật nhưng thật ra chỉ có vài mặt được các nhà “làm văn hóa” mang ra bàn cãi. Đó là những chuyện về ca nhạc, truyền hình, phim ảnh. Còn những vấn đề lớn hơn như báo chí, tác phẩm văn học, nghiên cứu, phê bình… không thấy bàn tới. Nếu mang tuốt luốt ra “hội thảo” chắc cả tháng chưa hết, có cả trăm cả ngàn chuyện phải bàn.
Chỉ cần môt thí dụ như chuyện 13 năm nay, cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của Vũ Chất, có logo của NXB Trẻ vẫn chễm chệ trên các kệ sách và ngay cả trong thư viện quốc gia và thư viện lớn nhỏ khắp nước, đến nay mới bị phát hiện ra là “thảm họa” về ngôn từ.

       Hai bìa cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” khác nhau tuy cùng có logo NXB Trẻ chễm chệ nằm trong các thư viện từ 13 năm nay.


Thật khiếp đảm với những “khái niệm ẩu tả” được đặt ra từ cuốn từ điển mà chính nhà xuất bản Trẻ không nhận là do mình in ra này. Vậy nó ở đâu chui ra, qua mắt được các quan kiểm duyệt có tiếng là khắt khe, không ai biết? Tạm kể vài danh từ được dạy cho học sinh và cũng như “kim chỉ nam” cho người lớn, như bồ bịch là… bạn bè thân thích, đồn trưởng là… trưởng đồn, lâu đài là… lầu và đền đài, thơ ngây là… ngây thơ, cào cấu là… vừa cào vừa cấu, bế mạc là… chấm dứt buổi hát, bản sắc là… màu tự nhiên, bóng đèn là bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng hơi điện, buồn cười là buồn mà cười...
Định nghĩa như thế thì quả là một “thảm họa” và phá nát tiếng Việt của bao nhiêu thế hệ. Đấy là chưa nói đến những kiểu chữ nghĩa mới phát sinh đầy rẫy trên các trang báo, các trang sách dạy học và trong ngôn ngữ dùng lâu thành thói quen như đề xuất, kiến nghị, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, v.v. hoặc nói ngược lại với những từ ngữ ông cha ta dùng từ thời xưa như bảo đảm thành đảm bảo, hoặc nói tắt như cấp trên đã “quyết” rồi có nghĩa là đã quyết định và chấp thuận rồi và còn nhiều thứ chữ nghĩa lai căng kiểu nửa ta nửa Mỹ nữa kể ra không hết. Chắc nhiều bạn ở nước ngoài lâu năm nghe muốn ù tai.
Còn báo chí cũng không được nhắc tới trong kỳ “hội thảo” này bởi ở VN hiện nay có tới 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới 40,000 người nhưng tuyệt đối không có một tờ báo nào của tư nhân. Không hiểu sao các ông “làm văn hóa” không bàn đến vấn đế sống còn này của giới cầm bút. Vấn đề báo chí bị “bỏ quên” nên chưa biết đến bao giờ ở VN mới có một tờ báo của tư nhân được quyền nói tiếng nói của mình chứ không phải là của một cơ quan nào. Nhưng trên hết, dù là báo của ai, vẫn là vấn đề THÔNG TIN TRUNG THỰC TẤT CẢ MỌI LOẠI TIN TỨC.
Còn bóp méo thông tin, còn bưng bít sự thật thì tờ báo đó sẽ bị đào thải. Trong thời đại internet phát triển rầm rộ hiện nay, không thể nào cấm cản nổi mọi người lên internet xem mọi nguồn tin từ trong đến ngoài nước. Dù có là luật hay quy định quyết định gì cũng thế thôi. Báo nào loan tin đúng nhất, nhanh nhất sẽ được độc giả đón đọc. Cho nên dù không có báo chí tư nhân trong nước thì họ tìm đến những trang báo ở nước ngoài. Đó chính là cách làm cho thông tin nước ngoài phát triển, dù có bưng bít hay loan tin kiểu bóp méo chỉ là mất công vô ích mà thôi. Còn về mặt sáng tác văn học hay một cuốn sách, cuốn truyện ngắn, truyện dài, bao lâu nay có tìm được tác phẩm nào đáng gọi là tiêu biểu đâu. Thứ văn học này coi như chìm lỉm mất tăm.
Thảo luận đến những vấn đề “nhạy cảm” như thế này có phần đụng chạm lung tung và bàn đến… Tết Congo cũng chưa hết nên bàn gọn lại cho được việc.
Trở lại với những vấn đề trong cuộc “hội thảo” từ ngày 11 đến 12 tháng 11 tại Sài Gòn, có tới hàng trăm bản tham luận và hơn 200 người tham dự. Trước hết tôi phải thành thật nhận định là đã có một số ông có can đảm nói thẳng sự thật. Thứ sự thật mà lâu nay ai cũng biết nhưng chỉ không muốn hay không dám nói ra mà thôi.
Đống nhạc rác tại VN
Mời bạn nghe một câu hát trong bài ca khúc “Con Thỏ Chiên Bánh” có câu hát rất... chợ búa “Anh có một sở thích kỳ lạ là ăn thịt thỏ. Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi.” Hoặc công chúng phải căng tai ra nghe "Con trai bây giờ í hả, 100 đứa thì 99 đứa không đàng hoàng, còn một đứa không đàng hoàng là gay, a ha!" trong bài “Con Gái Thời Nay.” Đấy là kiểu được gọi là “nhạc rác” trong cái đống rác ở VN.

      Trong một lần biểu diễn ở vũ trường, vì quá “sung” nên nữ danh ca MT đã bị lộ nội y mà không biết.


Thú thật với bạn đọc, một buổi tối chẳng có gì xem vô tình tôi bật ti vi lên xem đỡ, gặp một chương trình ca nhạc rất “hoành tráng,” các em chân dài tóc xanh tóc đỏ nhảy múa loạn xạ, chỉ vận một bộ bikini óng ánh để khoe hết cỡ các loại vòng 1-2-3 . Thoạt tiên tôi cứ ngỡ là ban nhạc Hàn Quốc đang trình diễn tại VN, nhưng nghe kỹ thấy loáng thoáng có tiếng Việt. Lúc đó mơi biết là ban nhạc “xịn” của mấy cô trong giới showbiz làm album mới.
Tôi cố gắng lắm mới nghe được mấy câu rỗng tuyếch như “anh xa em làm em buồn tỉ tê” cứ như cái triết lý “em không ăn thì em đói.” Và cứ những lời ca tương tự như thế kéo dài. Tôi đành bỏ cuộc bật sang đài khác và vẫn giữ vững ý định chẳng bao giờ nghe loại ca nhạc “mới” này nữa cũng như chẳng bao giờ đụng đến các loại phim VN. Tôi cứ nghĩ soạn nhạc dễ như thế thì ai chẳng “sáng tác” được, chẳng trách ở VN đi đâu cũng gặp ca nhạc sĩ, loạn là đúng. Ca sĩ hát và khoe thân tìm một chỗ đứng hay một cánh tay hào phóng là chính.


        Cảnh trong phim “Sống Cùng Lịch Sử” tốn gần $1 triệu đô mà có suất chiếu không bán nổi 1 vé.
Ca từ rác rưởi, ngôn từ vỉa hè sáo rỗng
TS Trần Luân Kim trong bài tham luận của ông, đề cập đến vấn đề đạo đức ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Theo ông, với sự ra đời non vội, thiếu suy tư nghiêm túc, lại rơi vào vòng xoáy của thị trường tự do, dòng nhạc mới mẻ này bị thương tổn nặng nề bởi hàng loạt ca từ rác rưởi, ngôn từ vỉa hè sáo rỗng, tùy tiện, lủng củng. Có khi tục tĩu gây sốc, có khi lại sướt mướt não nề, gào thét vô vọng.
Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu cảnh báo lối "đào tạo tắt,” hứa hẹn giải thưởng như một dạng chứng chỉ vào nghề ở nhiều chương trình đã làm dấy lên phong trào ăn xổi, chạy đua, nhái hàng (nhái nhạc, nhái giọng, nhái hình thức, nhái phong cách) và sính ngoại (hát và sáng tác bằng tiếng Anh, hoặc chơi món "xôi đỗ" cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt).
Ngay cả hội đồng lý luận, phê bình trung ương - đơn vị tổ chức sự kiện này - cùng đại biểu gặp nhau ở điểm chung khi cho rằng: Mọi lĩnh vực đời sống nghệ thuật, từ âm nhạc, sân khấu, văn học đến nhiếp ảnh, điện ảnh... đều đang tồn đọng yếu kém, phát triển về chiều rộng mà thiếu chiều sâu, "lỗi nhịp" trong việc định hình, mang đến chuẩn giá trị cần thiết để xây dựng nền tảng đạo đức, phát triển đời sống tinh thần của xã hội.
Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Vương Duy Biên nhận định một cách khái quát hơn, “Để có được một xã hội đạo đức thì phải có những con người đạo đức. Tương tự, để có những tác phẩm văn học, nghệ thuật đạo đức thì cũng phải có những người nghệ sĩ đạo đức.”
Có thể nói vấn đề đạo đức trong lãnh vực nghệ thuật đã được đưa lên hàng đầu trong cuộc “hội thảo” này. Khi mà đạo đức xã hội đang suy đồi thì làm sao có được những nghệ sĩ có thực tài, có tâm huyết với nghệ thuật. Khi mà văn hoá còn đang có “chiếc gậy chỉ huy” cầm chịch, phải đi theo đường này hay đường kia, khi mà những giới hạn được đặt ra như chiếc vòng kim cô thì nghệ thuật cũng chỉ như con kiến bò quanh miệng lỗ mà thôi. Thế nên với hàng trăm bản tham luận và những lời lẽ gay gắt chứa đựng một tâm trạng bất bình cao độ của giới “làm nghệ thuật.”
Không chỉ lĩnh vực âm nhạc, đời sống nhiếp ảnh, hội họa, văn học, sân khấu... cũng có nhan nhản những "tác phẩm" giả, hàng nhái, tác phẩm kém chất lượng.
Tác giả Văn Minh Hương, Lê Đỗ Quỳnh Hương bàn đến "Truyền hình thực tế âm nhạc và vấn đề đạo đức xã hội,” phản ánh về một đời sống âm nhạc đang "ký sinh" trên các chương trình truyền hình thực tế.
Chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc nở rộ với tên gọi na ná, cách thức chơi giống nhau, bài hát trùng lặp, gương mặt giám khảo cũ mòn, như: Giọng hát Việt, Ngôi sao Việt, Học viện Ngôi sao, Đố ai hát, Tôi dám hát, Ai dám hát, Ngôi nhà âm nhạc... Nhiều show, vì mục đích thương mại, đã tận dụng tối đa chiêu trò để câu kéo khán giả, khiến giá trị âm nhạc bị đẩy xuống thứ yếu. Đó là khái quát về âm nhạc và các chương trình truyền hình. Về phim ảnh còn bi đát hơn.

                                 Hoàng Thùy Linh lăn, trườn bò rũ rượi trên sân khấu (Ảnh C.T)
Điện ảnh VN dột từ nóc dột xuống
Đạo diễn Đặng Nhật Minh khẳng định, nếu nói tóm lược, điện ảnh trong nước có thể được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn không vì tiền và giai đoạn vì tiền. Ông nhận xét, ngay cả ở thời kỳ nước nhà thiếu thốn, khó khăn, phim làm ra không phải vì tiền vẫn là những tác phẩm tốt. Còn hiện tại, phim nhảm quá nhiều...” Kể cả các phim đoạt giải Bông Sen Vàng cũng chẳng thấy yếu tố bản sắc dân tộc ở đâu, chỉ thấy lai căng, thương mại.”
Tuy vậy, các ý kiến "đổ lỗi" cho đồng tiền và nền kinh tế thị trường cũng có những ý kiến trái chiều khác. Nhiều ông cho rằng, vấn đề cốt lõi quyết định phẩm chất của một tác phẩm không chỉ nằm ở tác động của đồng tiền mà còn ở: tài năng của tác giả, tầm nhìn chiến lược văn hóa của một quốc gia, phông văn hóa và tri thức của người thụ hưởng tác phẩm...
Ông Đào Duy Quát, người chủ trì buổi thảo luận ở tiểu ban Nghệ thuật cho rằng, với diện mạo chung đang "DỘT TỪ NÓC DỘT XUỐNG,” thì trách nhiệm cần được đặt từ các cấp quản lý ngành văn hóa đến bản thân giới văn nghệ sĩ.
Vì vậy, để đời sống văn hóa, nghệ thuật nước nhà phát triển tốt hơn, rất cần một thời gian dài đòi hỏi nhiều nỗ lực, can đảm trong thay đổi hệ thống về tư duy, lý luận và nhận thức thẩm mỹ, từ đó, áp dụng chúng vào đời sống thực tiễn.
Phim càng nhảm nhí thì càng thu lắm tiền
Câu hỏi được đặt ra là tạo sao “phim càng nhảm nhí thì càng thu lắm tiền?” Điều này đã trở thành tiêu chí hàng đầu trong cách làm phim của các đạo diễn bây giờ? Trả lời cho câu hỏi, chính tác giả (Đạo diễn Đặng Nhật Minh) cũng đã khẳng định điều này là có và khiến ông phải suy nghĩ khá nhiều khi những nhận định ấy lại được phản hồi từ một số đạo diễn và người trong nghề. Có lẽ, yếu tố kinh doanh và lợi nhuận ngày càng lấn át hết giá trị văn hóa và nghệ thuật chân chính trong các bộ phim đương đại.
“Có người bảo, tuy những phim đó bị gọi là nhảm nhí nhưng đạo diễn của phim thì có tay nghề. Đây có phải là sự ngộ nhận? Thật ra, với con mắt của người trong nghề thì họ chẳng có tay nghề gì hết. Họ chỉ học được một vài thủ pháp, kỹ xảo của nước ngoài, mà nhiều kỹ xảo bây giờ có thể lấy từ trên mạng xuống một cách dễ dàng. Nếu gọi đó là nghề thì đó là nghề bắt chước.”
Lý giải cho những bộ phim “nhảm nhí” mà hầu hết là phản ánh những câu chuyện trong giới showbiz, giới đại gia, chân dài, ở nhà biệt thự, đi xe hơi này, đạo diễn Đặng Nhật Minh nói, “Làm nghệ thuật là phản ánh thực tế mà mình đang sống. Môi trường sống của đội ngũ đạo diễn hiện nay lại chủ yếu là giới showbiz, là các ca sĩ, là các đại gia… Môi trường sống mà họ đã từng sống như vậy nên họ phản ánh cuộc sống trên phim như vậy là điểu dễ hiểu. Họ chẳng gắn bó gì với nông thôn thì làm sao để phản ánh được nông thôn trên phim.”
Còn những phim bỏ ra hàng chục tỉ nhưng không bán nổi một vé. Cụ thể như phim “Sống Cùng Lịch Sử” của Hãng phim truyện Việt Nam chi phí 21 tỉ đồng (gần $1 triệu Mỹ kim) nhưng chiếu ở rạp có ngày không bán nổi 1 vé. Đây là điều không còn mới bởi “Sống Cùng Lịch Sử” cũng như nhiều phim “cúng cụ” khác đều chịu cảnh bị khán giả ghẻ lạnh, lặng lẽ ra rạp rồi nhanh chóng đi thẳng về kho. Cả chục tỉ đồng được đốt vào một bộ phim, ngốn công sức của bao nhiêu người trong cả một thời gian dài cuối cùng không có người xem thật sự là “thảm họa.”
Với những tiết lộ từ trong “ruột” làng đạo diễn VN như trên thì đừng hỏi tại sao người VN quay lưng với phim ảnh Việt Nam dù là xem miễn phí trên truyền hình có sẵn trong nhà. Vậy người VN xem phim gì?
Có thể nói ngay cả những người ở vùng quê bây giờ cũng chẳng ai xem phim VN nữa bởi sự cố gắng “làm mới” phim ảnh nên trở thành lai căng vốn có của nó với các nữ diễn viên tay ngang, chân dài và các chàng công tử nửa mùa, bắt chước các chàng trai Hàn Quốc. Còn phim hài thì càng tệ, lại những khuôn mặt cũ rích với lối chọc cười dung tục, chỉ thấy quát nạt la lối om xòm, phùng mang trợn mắt, xỏ xiên không thể chấp nhận được. Những nhà ở thành thị như tiểu thương, trung lưu, nếu có con nhỏ, họ mở các đài chuyên về phim hoạt hình cho con cái. Còn người lớn hầu hết xem phim Hàn, hoặc phim Tàu Hồng Kông, Đài Loan, Philippines hoặc phim Mỹ phim Pháp.
Phim Hàn Quốc đang xuống dốc thê thảm
Vài năm trước đây, nhà nào cũng xem phim Hàn Quốc, nhưng bây giờ phim Hàn Quốc trên các đài truyền hình VN khó mà tìm được một phim đáng xem. Phim Hàn đang xuống dốc thê thảm. Hầu hết là phim cũ được chiếu đi chiếu lại từ đài này qua đài khác. Có lẽ vì phim Hàn một thuở được xem là đắt hàng nhất đối với người Á châu ở nhiều nước trên thế giới chứ chẳng riêng gì ở VN. Vì thế nên họ cố sản xuất cho thật nhiều, nhiều đến nỗi phải vơ bèo gạt tép, nhặt nhạnh cả những tài tử xấu xí chỉ cho ăn diện đẹp làm quảng cáo cho thời trang của họ. Còn truyện phim cứ na ná giống nhau với “đặc điểm” là cảnh nào cũng có ăn nhậu, uống rựu và uống liên miên, già trẻ lớn bé gì cũng uống bất kể trong trường hợp nào. Lại chuyện ông giám đốc bà giám đốc với con chung con riêng, con đi lạc và những mối tình hợp rồi tan, tan rồi hợp, mất trí vào bệnh viện. Phim nào cũng cố kéo dài lê thê hàng trăm tập, cứ nhòa nhòa nhạt nhạt, nhắc đi nhắc lại phát sốt ruột.
Về tình tiết dẫn dắt truyện phim thì đầy rẫy những chuyện vô lý cũng cứ thản nhiên đưa vào phim miễn làm sao cho nó lâm ly bi đát, gay cấn là được. Khán giả không ngu gì mà thưởng thức mãi những chuyện phi lý như thế. Vừa xem phim vừa bục mình nên khán giả Việt bây giờ cũng bắt đầu quay lưng với phim Hàn Quốc. Họ tìm đến các phim các nước khác. Nhưng hầu hết các đài truyền hình VN cũng chỉ có một lô phim cũ, cũng mang ra xào đi nấu lại, rất ít khi có phim mới. Có thể nói khán giả VN đang “đói phim.” Nếu phim Hàn cứ cái đà xuống dốc này cũng sẽ rơi vào loại “thảm họa” trong một ngày không xa.
Một thứ “tệ nạn” nữa là các chương trình chiếu phim thường lợi dụng để quảng cáo đủ thứ hầm bà làng. Cứ 15 phút chiếu phim lại có khoảng từ 5 phút có khi đến 10 phút chiếu quảng cáo. Tính ra một buổi tối xem phim, phải xem đến vài chục lần quảng cáo như nhau, nhẵn mặt nọi nhân vật, khiến khán giả muốn… chửi thề. Một ông bạn tôi nói, “Nếu cái ti vi biết đẻ thì đã có hàng tỉ tỉ chiếc ti vi con ra đời rồi.” Đúng là các đài này không biết ngượng với khán giả của mình, họ cứ trơ tráo kiếm tiền, còn thích hay không cũng mặc, bề nào anh cũng phải thuê một đài chứ chẳng lẽ ti vi để không.
Sách luật hay chuyện khôi hài
Chuyện “văn hóa khôi hài” mới nhất đang gây nhiều tiếng cười nhất lại là một cuốn sách hướng dẫn cho người dân cách thi hành luật. Đó là cuốn "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014.” Có thể hiểu đó là loại sách thuộc loại đứng đắn.
Tuy nhiên ảnh bìa của cuốn sách lại in hình chụp một người thật, hai tay cầm hai cán cân và đứng trên một quả cầu lửa, trên người chỉ mặc chiếc quần lót. Ảnh được cho là cắt ghép lấy khuôn mặt của diễn viên chuyên chọc cười Công Lý ghép vào thân hình nào vào đó. Cuốn sách này do Nhà Xuất Bản Lao động - Xã Hội in 1,000 cuốn được bày bán tại các tiệm sách trên toàn quốc. Cuốn sách đã được kiểm duyệt, in xong và nộp lưu chiểu cũng như phát hành ra thị trường vào tháng 7/2014 (cách đây 4 tháng).
Giám đốc NXB Lao động - Xã hội, cho biết cuốn sách này do chi nhánh nhà xuất bản ở TP Sài Gòn thực hiện. Trưởng đại diện Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tại Sài Gòn cho biết, cuốn sách đã có lệnh thu hồi, tính đến ngày 17/11 đã thu hồi được 270 cuốn. Hiện tại, nhà xuất bản tiếp tục cho người đi rà soát, nếu còn cuốn nào sót sẽ tiếp tục thu hồi và đã xin lỗi diễn viên hài Công Lý.
Có lẽ bìa sách xuất phát từ cách nói hài hước phổ biến trong dân chúng rằng “công lý chỉ là tên một diễn viên hài.” Dù nhìn theo cách nào thì đây đúng là một chuyện khôi hài thuộc loại đứng đầu thời đại. Tôi không thể hiểu nổi cái đầu của những nhà được gọi là trí thức của luật pháp ra sao nữa. Chẳng trách án oan ngày càng nhiều, dân càng khổ.
Thật buồn cho văn hóa và đạo đức Việt Nam. Còn nhiều chuyện để bàn về vấn đề này, tôi sẽ tường thuật tiếp vào số báo sau.
Văn Quang (21-11-2014)
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - 2014-120 - Những thứ bệnh đặc biệt ở VN


Những thứ bệnh đặc biệt ở VN
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Xin thưa ngay đó không phải là Ebola hay ung thư mà đó là loại BỆNH THỜI ĐẠI. Nhưng trước khi tường trình với bạn đọc xin cho tôi nêu lên một tí thắc mắc. Quý bạn đọc có nghe nói đến một cơ quan hay một tổ chức thế giới nào có giá trị bầu chọn Việt Nam là 1 trong 20 nước đáng sống nhất trên thế giới chưa? Thú thật là lần đầu tiên tôi đọc được cái tin này qua nhiều trang báo ở VN khiến tôi phát hoảng và thật sự làm nhiều người VN cười… muốn chảy nước mắt. Nhưng có thể còn nhiều bạn chưa có thì giờ đọc nên tôi nhắc lại nguyên văn nguồn tin đó được loan trên nhiều tờ báo lớn ở VN như báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật Xã Hội, Lao Động, Tin Mới, 24h… Tất cả dựa trên nguồn tin của trang Web Business Insider.
Việt Nam đứng trong tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế giới…
Theo các tờ báo trên đưa tin:
“Việc đưa ra một xếp hạng chính xác dựa vào tất cả các tiêu chí trong cuộc sống là điều rất khó, vì vậy Business Insider cho biết họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sống, nền kinh tế, môi trường và mức sống của người dân để đánh giá một quốc gia.


Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rộng khoảng 2ha, có mức đầu tư hơn 1,000 tỉ đồng.


Theo đó, “Top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới” là những “miền đất hứa” dành cho những ai đang muốn thay đổi môi trường sống nhàm chán hiện tại mà chưa thể quyết định sẽ di chuyển tới đâu.
Đứng ở vị trí thứ 16, đất nước chúng ta vượt mặt cả những quốc gia nổi tiếng có mức sống cao như Nhật Bản, Nga hay Bỉ. Điểm cộng lớn nhất đưa Việt Nam lên vị trí này là chi phí dịch vụ thấp, từ giao thông vận tải với vui chơi giải trí, mọi thứ đều hợp túi tiền.
Bên cạnh đó, khung cảnh tươi đẹp, thiên nhiên tuyệt hảo và thức ăn ngon, đa dạng, hương vị đặc trưng cũng là những ưu điểm lớn của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Theo cuộc khảo sát của tạp chí này, 87% người nước ngoài tới Việt Nam đều đánh giá tốt và tỏ ra thích thú với những món ăn bản địa, vì vậy về đồ ăn, nước ta đứng ở vị trí thứ 3.
 Trụ sở các cơ quan hành chính Lai Châu.


Ngoài ra, về chế độ ăn uống, Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới theo bảng xếp hạng, đứng thứ nhất về sự thân thiện, dễ kết bạn và đứng thứ tư về mảng đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Việt Nam khiến chúng ta chưa thể vươn lên một vị trí cao hơn theo Business Insider đó là dịch vụ y tế và chất lượng chăm sóc trẻ em thấp. Về hai tiêu chí này, nước ta đứng ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng.
Những nước nằm trong Top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới theo xếp hạng của Business Insider bao gồm: Thụy Sĩ, Singapore, Trung Quốc, Đức, Bahrain, New Zealand, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Hong Kong, Canada, Úc, Qatar, Oman, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Việt Nam, Nga, Nhật Bản, Malaysia, Bỉ.”
Đó là nguyên văn bản tin “kỳ lạ” này.
Vậy là các nước như Mỹ, Anh, Pháp… bị văng ra ngoài và liệt vào loại không đáng sống chăng? Và họ hãnh diện so sánh rằng “đất nước chúng ta vượt mặt cả những quốc gia nổi tiếng có mức sống cao như Nhật Bản, Nga hay Bỉ”.

                                        Ký túc xá 2,000 chỗ tại Đà Lạt chỉ có 1 sinh viên đến ở.


Nghe “khủng” chưa? Tô hồng vẽ son thì cũng nên tô vừa phải thôi chứ tô màu vẽ son lòe loẹt quá dễ bị ngộ nhận lắm đấy. Cũng như một ông “anh hùng” nói phét với báo chí là ông đã dùng tay quật ngã máy bay trực thăng của địch. Đó là ông Bùi Minh Kiểm hiện sống ở quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, ông kể: “Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác”… Ông còn nói dóc nhiều thứ chuyện “phong thần” nữa, tôi đã tường thuật với bạn đọc trong bài “hiệu ứng nói phét” ngày 8 tháng 7, 2013, nên không nhắc lại.
Địch chưa cần chửi thì người dân trong nước đã ào ào chửi ông vua nói phét này và cả anh phóng viên đã tường thuật lại “cứ như thật” cũng bị mắng là ngớ ngẩn, đúng là “tuyên truyền kiểu phản tuyên truyền.”
Tôi chỉ nhắc lại một lời bình của một độc giả: “Câu chuyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký! Thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!”


                                                      Trụ sở hoành tráng của Bình Dương.

Cứ thử về VN sống sẽ biết
Lần này cũng vậy, sau khi một số báo đăng nguồn tin của trang Web Business Insider, trên báo Người Lao Động lại rộ lên những lời mỉa mai cay đắng của chính người Việt ở trong nước.
Trong lúc nước ngoài bình chọn và xếp hạng, người trong nước lại vô cùng bất ngờ, họ ngỡ ngàng tự hỏi: “Vậy mà hồi nào đến giờ mình hoàn toàn không hay biết! Có lẽ, mình phải thông báo cho bà con đang ở nước ngoài về nơi đáng sống thứ 16 trên thế giới mới được!”
- Bạn đọc Ba Bến Tre viết: “Có thể Việt Nam là nơi đáng du lịch nữa đó. Nhưng Việt Nam lại thống kê rằng đa số khách du lịch đến và ... không muốn trở lại. Phải nhìn nhận sự thật may ra tiến bộ được!”
- Bạn đọc Nói Thật Thà bình luận: Đúng là cảnh Việt Nam rất đẹp, muốn rừng có rừng, muốn biển có biển, núi có núi, sông có sông nhưng nhiều nơi bị khai thác du lịch quá đà, tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách vẫn còn tồn tại. Các vấn nạn tiêu cực xã hội nhiều từ tệ nạn trộm cướp, tai nạn giao thông... ngày càng gia tăng.
- Một bạn đọc “đau khổ” kể ra: “Đến thành phố còi inh tai nhức óc, sơ suất là ngỏm; Ra vườn hoa dạo chơi gặp ăn xin và có thể bị cướp giật, mất mạng như chơi; Ra bờ sông dạo chơi ư? Dòng nước đen ngòm cuồn cuộn bốc mùi hôi hám. Về quê ư? Đất đai tăng giá người ta dựng nhà phố chật chội, rác bay khắp chốn. Ẩm thực ư? Có ai biết rằng Berberin (thuốc trị tiêu chảy) là loại dược phẩm bán chạy nhất!...Quê hương tôi thật đáng sống!”
- Nguyễn Cao Sơn mỉa mai: Chào mừng đến một trong những nước "đáng sống trên Thế Giới" để tận hưởng cảm giác lạnh khi qua đường, hít khói bụi khi tham gia giao thông, cảm giác máu lên não khi đi ngang công trình cầu đường, cảm giác bơi xuồng khi nước lên, cảm giác đau tim khi bị giựt đồ, lạnh xương sống khi đi ngang công viên, thích thú khi vào quán chặt chém đễ nghe chửi... Cứ về VN chơi biết liền.
Có thể nói đó cũng là một thứ bệnh thời đại xuất hiện ở VN, bệnh khoe khoang thành tích, tô hồng vẽ son lên những bộ mặt mà cả nước ai cũng biết nó thế nào. Không biết cái trang Web Business Insider có “ý đồ” gì trong việc bình chọn vô tội vạ này? Bởi cái bệnh ăn chia hoa hồng ở VN bây giờ rất thịnh hành. Cần phải nói tuột ra rằng ăn hoa hồng khắp nơi khắp chỗ. Nhất là những vụ ra nước ngoài mua bán thuê mướn máy móc, thuốc chữa bệnh đều dính vào vụ này, chỉ khác nhau là lớn hay nhỏ thôi. Có là “thánh” mới lắc đầu khi mình chẳng mất gì mà được chia hoa hồng, nhất là lại đếm USD nữa thì tội gì không gật. Còn nhiều thứ bệnh thời đại khác như bệnh “thích hoành tráng”, bệnh khoe của, bệnh thèm ngân sách, bệnh ăn hối lộ vặt (tức là ăn cắp vặt của dân), bệnh đổ thừa….


                           Căn biệt thự bề thế của ông Lê Thanh Cung chủ tịch tỉnh Bình Dương.
Bệnh thích ăn hoa hồng
Về thứ bệnh thích “ăn hoa hồng” thì hôm 1/10 vừa qua, Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) chính thức mở phiên xét xử đầu tiên đối với các cựu lãnh đạo Công ty công nghệ giao thông Nhật Bản (JTC) với cáo buộc vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Phiên tòa, do Chánh án Shinji Sugiyama chủ trì, sẽ xem xét các cáo buộc các bị cáo do cựu Giám đốc JTC Tamio Kakinuma, 65 tuổi, đứng đầu đã “lại quả” cho các cựu quan chức một số nước (trong đó có Việt Nam) liên quan đến dự án đường sắt sử dụng nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản.
Tất nhiên trước nguồn tin loan báo trên toàn thế giới đó, VN buộc phải kiểm tra xem quan chức nào, đơn vị nào đã ăn hoa hồng. Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và một số đơn vị thành viên.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra hôm 1/10, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh cho biết đây là cuộc thanh tra được tiến hành theo Kế hoạch của TTCP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, đoàn thanh tra có thêm các thành viên của Thanh tra Bộ GTVT, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhưng chưa biết kết quả sẽ ra sao, tôi sẽ tường thuật sau.
Có một thứ bệnh đã từng lưu cữu nhiều năm, nay lại được các ông đại biểu Quốc Hội mang ra thảo luận. Sự việc tuy không mới nhưng cũng làm nóng nghị trường. Cái thứ bệnh kinh niên mãn tính đã ngốn không biết bao nhiêu ngân sách làm nhân dân điêu đứng, đời sống càng khó khăn, trong khi phải gánh món nợ công quá nặng nề, mỗi người dân gánh nợ tới $800 Mỹ kim! Bao giờ con cháu mới trả hết?
Nói là làm cho dân nhưng thật ra làm cho quan kiếm chác
Sáng 31/10 vừa qua, các đại biểu Quốc Hội tiếp tục thảo luận tại Hội Trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Liên quan đến những gây thiệt hại lớn đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, do tham nhũng trong khu vực công, đai biểu Lê Như Tiến nêu lên một thực trạng: “Nhiều công trình, dự án là hệ quả của những căn bệnh không có trong từ điển y học, đó là căn bệnh hoành tráng: bệnh thèm ngân sách.”
Ông phân tích thêm: “Nhiều công trình, dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng, song hiệu quả và công năng sử dụng lại rất khiêm tốn, thậm chí có những công trình do "đẻ non, chín ép" nên vừa khai trương đã khai tử, bỏ hoang hóa, hư hỏng, xuống cấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê làm các dịch vụ phi văn hóa, phi lợi ích công. Người dân không được thụ hưởng như thuyết trình ban đầu của các chủ dự án thường rất hay ho, đó là để phục vụ dân sinh.”
Theo ông Tiến, với những dự án này, chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án, công trình là được hưởng lợi nên họ thích “vẽ” ra những dự án hoành tráng vì công trình, dự án càng lớn, phần trăm chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo phép tính tỷ lệ thuận. Nói thẳng ra là các quan cứ phóng tay vẽ vời hết dự án này đến dự án khác, nói là để phục vụ dân, nhưng dân chưa được hưởng đã hư, chưa được bén mảng tới đã hỏng. Kết quả là mấy anh vẽ ra dự án lãnh đủ thứ từ “hoa hồng” đến việc thực hiện công trình, thay vì phải làm bằng sắt thì cho cái cọc tre vào rối lấp xi măng lên là xong. Tiền chảy vào túi các quan không thể đếm được là bao nhiêu. Nếu tóm được thì cũng chẳng kém gì số tiền ông Wei Pengyuan – Vụ phó Vụ khai thác than Trung Cộng đã tham nhũng, nếu toàn bộ số tiền 33 triệu USD này được quy đổi ra những tờ tiền mệnh giá 100 Nhân dân tệ, người ta phải xếp nó thành chồng tiền cao tới 750 feet ( khoảng 228.6 m) bằng 2/3 tổng chiều cao của tháp Eiffel (Paris, Pháp).
Ông Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP. Sài Gòn) cho rằng cách phát triển kinh tế Việt Nam có ba cái “hao” mà không khắc phục được. Đó là rất hao vốn, rất hao ngoại tệ và rất hao tài nguyên môi trường. Tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công, nợ xấu chồng chất, đầu tư công dàn trải, lãng phí và thất thoát…
Nhắc lại câu chuyện 86,000 tỉ đồng của Vinashin, ông Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh cáo về câu chuyện hiệu quả sử dụng vốn. Bởi theo ông có nhiều nơi đang sử dụng vốn lãng phí, thất thoát rất nhiều. “Trường hợp ký túc xá sinh viên có mức đầu tư hơn 1,000 tỉ đồng ($47 triệu Mỹ kim) ở Đà Lạt nhưng chỉ một sinh viên đến ở. Lý do là vì trường gần nhất cách đó 5 km và đường đi vô cùng gập ghềnh khó khăn. Hơn 1,000 tỉ đồng cho một sinh viên đến ở là điển hình của sự lãng phí.”


Đây là bức ảnh với lời ghi chú của nhiều báo ở VN: Dải đất hình chữ S được xếp thứ 16 là nơi đáng sống nhất trên thế giới.

Đến bệnh thích hoành tráng
Cái thứ bệnh quái quỷ này còn hơn là bệnh thèm ngân sách, nó đã và đang chọc vào mắt người dân nghèo khổ. Điểm qua 63 tỉnh thành trên cả nước, số trụ sở mới được xây mới hoặc đang trên dự án không hề nhỏ. Đây có phải trào lưu theo "mốt" nằm trong thứ bệnh thích hoành tráng. Nó cũng giống như mấy cô gái chân dài đi mua tí danh hoa khôi, hoa hậu, diễn viên ca sĩ cho cái bề ngoài “hoành tráng” để dễ bề bán dâm loại sang vừa bị tóm tại Hải Phòng. Xin kể sơ qua vài cái trụ sở này:
- Đầu tiên phải kể đến là trụ sở hoành tráng của Bình Dương. UBND tỉnh Bình Dương đã xây tòa nhà hành chính cao 20 tầng, gồm hai tòa tháp, sẽ là nơi làm việc tập trung của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và hầu hết sở, ngành. Tổng mức đầu tư hai tòa tháp hơn 1,400 tỉ đồng ($66 triệu Mỹ kim).
Bên cạnh đó phải kể đến vụ Scandal về ông Dũng “lò vôi” đang trong thời kỳ gay cấn. Có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông Dũng “lò vôi”, tức ông Huỳnh Uy Dũng đã tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ đóng cửa Khu Du Lịch Đại Nam vì cho rằng bị chính quyền Bình Dương o ép… trong dự án Khu Công Nghiệp Sóng Thần. Mấy năm trước ông Dũng lò vôi dám kiện chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung đồng thời báo chí đặt câu hỏi cái biệt thự to đùng của ông Cung cùng mớ gia tài đồ sộ từ đâu mà có.
- Còn Đà Nẵng xây sau Bình Dương thì có 34 tầng nổi (trong đó, khối đế có 4 tầng và khối tháp 30 tầng). Tổng mức đầu tư xây dựng công trình dự tính 1,900 tỷ đồng.
- Tại Đồng Nai, hiện đề nghị của đơn vị tư vấn, trung tâm hành chính mới của tỉnh Đồng Nai dự kiến được xây với quy mô 10-20 ha ở xã Tam Phước, TP Biên Hòa. Theo tính toán, tổng diện tích sàn xây dựng là 122,000 m2 với số vốn đầu tư dự trù hơn 2,200 tỷ đồng ($103 triệu).
- Trong khi đó, theo đề nghị của Bắc Giang, dự án, trụ sở làm việc các đơn vị sự nghiệp của các sở, ngành gồm 1 khối nhà 12 tầng gồm: 10 tầng nổi, 1 tầng trệt, 1 tầng kỹ thuật áp mái với tổng diện tích sàn là 12.355m2, trong đó diện tích sàn tầng trệt là 1,575m2, tổng diện tích các sàn nổi là 10.780m2. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 119 tỷ đồng ($5.6 triệu) từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự trù công trình sẽ hoàn thành vào năm 2015.
- Tại Lâm Đồng, trung tâm hành chính tỉnh đang được xây dựng trên diện tích 56,000m2 (trên diện tích đất 3.5ha) thuộc đường Trần Phú (thành phố Đà Lạt), tập trung toàn bộ sở - ngành tỉnh Lâm Đồng, dự trù bàn giao quý I năm 2014. Tổng vốn đầu tư là 1,014 tỉ đồng ($48 triệu), một phần ngân sách lấy từ việc bán và cho thuê 24 biệt thự, nhà phố ở Đà Lạt.
- Tại Vũng Tàu, trung tâm hành chính - chính trị tỉnh rộng khoảng 2ha, tại phường Phước Trung (thành phố Bà Rịa), hoạt động từ tháng 4/2012, có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh.
- Ở khu vực miền Tây, mặc dù là tỉnh mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng công trình trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang tọa lạc tại P.4, TP Vị Thanh, công trình có tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng ($14 triệu), tọa lạc trên khu đất rộng 3,3ha, với sức chứa trên 300 người được thiết kế rất hiện đại.
- Trong đó Tòa án tỉnh Bến Tre sử dụng khu đất rộng tới 14.300m2, nhưng chỉ xây dựng một góc, chừa khoảng sân rộng như sân bóng đá. Năm 2013 tỉnh Bến Tre đã xây dựng tám trụ sở UBND xã với vốn đầu tư 19.2 tỉ đồng. Tính ra mỗi trụ sở chỉ hơn 2 tỉ đồng ($94,000). Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho Bến Tre xây dựng 135 trụ sở UBND xã mới đến năm 2015, nhưng không thể làm được vì thiếu vốn.
- Tại Cần Thơ, từ trước năm 2010, HĐND Cần Thơ đã thông qua nghị quyết đầu tư xây dựng nhà khách Thành ủy Cần Thơ đặt tại huyện Phong Điền trên diện tích 12.6ha lấy từ đất nông nghiệp thu hồi của trên 35 gia đình dân, với tổng số vốn lên đến gần 1,000 tỉ đồng. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một gồm 12 hạng mục như: san lấp mặt bằng, cổng tường rào, khu biệt thự, khu hội họp... với tổng mức đầu tư từ ngân sách là 113.5 tỉ đồng.
Hiện UBND TP Cần Thơ đang bàn kế hoạch xây dựng một khu hành chính tập trung, rộng khoảng 42ha tại khu vực đường Võ Văn Kiệt để tập trung các sở, ban ngành về một mối. Nguồn vốn dự tính lấy từ đấu giá các trụ sở hiện tại.
Chạy đua với "trào lưu" này có còn rất nhiều địa phương khác cũng có chủ trương xây dựng khu hành chính tập trung như Vĩnh Long, Lào Cai... Ngay cả trụ sở huyện cũng phải “hoành tráng”.
Cứ như thế này thì dân không đói mới là lạ. Các quan “ngự” trong những phòng làm việc oai… như cóc nên dân sợ hết vía là phải. Quan hắt sì hơi một phát là anh dân đen giật thót mình muốn bắn ra ngoài hành lang. Làm sao mà nói chuyện gần dân, thương dân được. Chẳng anh dân nào dám tin vào sự thương yêu của mấy ông quan sang trọng đó. Trái lại mỗi khi đến trụ sở hoành tráng như thế, anh “nhà quê” cứ co rúm người lại. Sợ các ông thật.
Văn Quang (14 tháng 11, 2014)

Continue Reading... Nhãn:


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors