Trung Quốc muốn cải tổ quyền sở hữu đất đai


Một nông trang viên nhìn lại mảnh đất của ông bị trưng thu để xây nhà ở, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh chụp ngày 19/10/2013)
Một nông trang viên nhìn lại mảnh đất của ông bị trưng thu để xây nhà ở, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh chụp ngày 19/10/2013)
REUTERS

Minh Anh
Hội nghị Trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc hôm thứ Bảy 09/11/2013. Trong vòng bốn ngày (từ 09/11 - 12/11/2013), khoảng 476 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản họp bàn và đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến tương lai nền kinh tế đất nước. Chủ đề này được tờ phụ san Kinh tế và Doanh nghiệp của báo Le Monde số ra hôm nay đề cập đến.

Trong bài « Kế hoạch 383, một dự án cải cách mới của Bắc Kinh », báo Le Monde cho biết, Hội nghị lần này tập trung chủ yếu vào một chương trình cải cách mới xoay quanh ba chủ đề: Thị trường, Chính phủ và các tập đoàn quốc doanh. Bộ ba chương trình cải cách này có liên quan đến 8 lãnh vực (cải cách quyền sở hữu đất đai, thuế khóa, doanh nghiệp Nhà nước…) với ba mục tiêu chính : « Giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm thúc đẩy cạnh tranh », « Thực hiện chính sách an sinh xã hội cơ bản » và « Hình thành thị trường đất công hữu ».
Các chương trình cải cách này phải được tiến hành trên nhiều mặt nhằm giải quyết các vấn đề được xác định từ lâu. Trong đó, một vấn đề nổi cộm mà Thủ tướng Lý Khắc Cường muốn có những thay đổi đó là sự can thiệp của các chính quyền địa phương vào nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế Hồng Thịnh (Sheng Hong) nhận định : « Một trong những đồng thuận, đó là tấn công vào sự độc quyền trong nhiều lãnh vực như dầu khí chẳng hạn ». Theo ông, « nhìn một cách tổng quát, người dân không được hưởng lợi nhuận từ các tập đoàn Nhà nước. Trái lại, lương và thưởng cho những người làm trong lãnh vực này thì không có chút giới hạn nào ». Đối với ông Hồng Thịnh, cuộc chiến trên mặt trận này sẽ là rất khốc liệt do dàn lãnh đạo của các tập đoàn quốc doanh lại gồm những « nhóm lợi ích », những người không muốn từ bỏ quyền lợi của mình.
« Cải tổ sở hữu đất đai » : một cuộc cách mạng nhỏ tại Trung Quốc ?
Trong số các chương trình cải cách đó, Le Monde đặc biệt chú ý đến dự án cải tổ « quyền sở hữu đất đai ». Trong bài viết có tựa đề « Trung Quốc muốn cải cách quyền sở hữu đất đai để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa », tờ báo đánh giá đây là một cuộc cách mạng nhỏ tại Trung Quốc.
Vài tuần trước khi Hội nghị Trung ương 3 khai mạc, một đề xuất cải cách do ông Lưu Hạc (Liu He), cố vấn kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì được công bố. Theo đó, Trung Quốc có lẽ phải đưa ra một « cải cách cho phép nông thôn và thành thị có những quyền đất đai như nhau». Tức là, người dân tại nông thôn được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường hay được đem thế chấp để vay ngân hàng.
Le Monde cho biết để sắp xếp lại hoạt động sản xuất nông nghiệp và tái cân bằng nền kinh tế, Bắc Kinh đang tập trung vào phát triển các thành phố, biến thành phần nông dân nào sở hữu những thửa ruộng kém năng suất thành tầng lớp tiêu thụ đô thị mới. Một nhà xã luận trong nước từng viết rằng : « Nếu Trung Quốc hiện đại hóa thì phải đô thị hóa đất nước. Và chính sách cải cách sở hữu đất đai là chìa khóa của sự thành công ».
Hiện nay, tại Trung Quốc, luật về quyền sở hữu đất đai được dựa trên những cải cách có từ những năm 1990. Đạo luật này phản ảnh sự bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị. Tại các thành phố, đất đai vẫn thuộc về Nhà nước, nhưng chủ sở hữu được cấp chứng nhận sở hữu tư cho một giai đoạn kéo dài khoảng 70 năm và có thể được triển hạn.
Trong khi đó, tại các vùng nông thôn hiện nay, kể từ khi từ bỏ chế độ hợp tác xã, đất đai được phân phối theo từng mẫu cho nông dân, nhưng vẫn thuộc quyền cai quản của chính quyền xã. Nhưng khi người nông dân muốn từ bỏ nông thôn để lên thành thị kiếm sống, họ không thể nào chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đó là chưa kể đến tình trạng, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà ga… chính quyền địa phương trưng thu đất đai của người dân và chỉ trả một khoản bồi thường rất thấp. Sau đó, đất đai lại được chuyển giao cho các nhà đầu tư bất động sản với giá cao để phát triển đô thị. Le Monde nhận thấy mọi cải cách quy định việc trưng thu đất đai của nông dân phải được trả với giá cao hiện đang gặp phải sự phản đối từ các chính quyền địa phương.
Theo ông Lê Lí Tinh (Li Lixing), giáo sư kinh tế tại đại học Bắc Kinh, sự phân giới địa lý, cấp các giấy tờ chứng nhận và khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng trong một giai đoạn hạn chế là những bước quan trọng và mới mẻ cho nông dân. Ông nói : « Về mặt pháp lý, họ không được quyền bán, nhưng chỉ được cho thuê trong một khoảng thời gian tương đối dài ». Vì vậy, khả năng được chuyển nhượng dứt điểm quyền sử dụng đất hay được phép thế chấp vay ngân hàng chắc chắn giúp thúc đẩy nhanh hơn nữa làn sóng đổ về thành thị.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors